Đó là điều chỉnh giá cho thuê đất, cho DN trả lại một phần diện tích để giảm tiền thuê đất; thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DN nhỏ và vừa, bổ sung vốn vào Quỹ đầu tư phát triển để hỗ trợ lãi vay cho DN; ưu tiên trả nợ cho các công trình đã đưa vào sử dụng...
Theo thống kê của Sở KHĐT Đắk Lắk, trong năm 2011, toàn tỉnh có 517 DN, 95 chi nhánh, 29 văn phòng đại diện bị thông báo xóa tên, trong đó 419 DN bỏ địa chỉ kinh doanh. Còn trong 3 tháng đầu năm nay, có 39 DN gửi thông báo ngừng hoạt động, 40 DN bỏ địa chỉ kinh doanh, 14 DN chấm dứt mã số thuế, 5 DN bị thu hồi đăng ký kinh doanh... Trong số này, có nhiều DN phá sản nhưng không làm thủ tục, giám đốc bỏ trốn nên các chủ nợ cũng khốn đốn. Ngoài ra, toàn tỉnh hiện có 238 DN tạm ngừng sản xuất, kinh doanh và 40 DN đăng ký nhưng không hoạt động. DN “chết lâm sàng”, việc làm và đời sống của người lao động ở Đắk Lắk cũng chịu ảnh hưởng theo.
Khảo sát mới nhất của LĐLĐ Đắk Lắk cho thấy, năm 2011 và quý I/2012 đã có gần 2.700 lao động đăng ký thất nghiệp, 2.537 người có quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp với kinh phí trên 11,2 tỉ đồng. Cơ quan BHXH Đắk Lắk đưa ra số nợ đọng từ 3 tháng trở lên là 84 tỉ đồng, con nợ nhiều nhất thuộc ngành càphê và xây dựng.
Nguồn: Báo lao động