Nguyên nhân năng suất giảm được lí giải do ngập úng, thời tiết, song theo nhiều chuyên gia nông nghiệp, nguyên nhân chính dẫn đến năng suất giảm do thiếu sự đầu tư chăm sóc bởi người dân không còn mặn mà với việc làm nông nghiệp, mặt khác, diện tích bưởi hiện có đã bắt đầu già cỗi. Do đó, sản lượng bưởi của Hà Nội mỗi năm một thụt lùi khi năm 2008 đạt 25.000 tấn thì sang năm 2009 còn 19.000 tấn và năm 2010 cũng không có gì khả quan hơn, tổng giá trị sản phẩm năm 2010 đạt gần 294 tỷ đồng.
Để giải cứu cây cây bưởi cho Thủ đô, năm 2011 Trung tâm Giống cây trồng Hà Nội được Sở NN-PTNT, UBND thành phố chọn làm đơn vị xây dựng và thực hiện mô hình phát triển cây bưởi giá trị kinh tế cao giai đoạn 2011 - 2016 và định hướng 2020. Với tinh thần chủ động, sáng tạo của cán bộ, công nhân viên, ngay trong năm 2011 Trung tâm Giống cây trồng Hà Nội đã xây dựng được 14 mô hình cây ăn quả giá trị kinh tế cao (trong đó, có 6 mô hình thâm canh và trồng mới bưởi) tại 11 xã, HTX của 9 huyện ngoại thành.
Hà Nội đầu tư xây dựng cây bưởi trở thành 1 trong 4 loại cây ăn quả chủ lực
Cụ thể, Trung tâm xây dựng được 6 mô hình thâm canh, trồng mới bưởi Diễn với diện tích 145 ha tại HTX Trần Phú, Nam Phương Tiến huyện Phúc Thọ và HTX hát Môn tại Chương Mỹ, bước đầu đem lại kết quả khả quan khi năng suất, giá trị sản phẩm tăng đáng kể so với trước khi triển khai mô hình. Năm 2012, Trung tâm Giống cây trồng Hà Nội tiếp tục triển khai mô hình tại các huyện Chương Mỹ, Đan Phương, Phúc Thọ, Thanh Oai, Ba Vì với diện tích dự kiến trên 200 ha. Trọng tâm là tăng cường hướng dẫn quy trình thâm canh, sử dụng túi bao quả bưởi… Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích hiện gặp rất nhiều khó khăn do người dân không mặn mà. Thực tế, năm 2011 các địa phương trong thành phố chỉ trồng mới được 25 ha bởi đa số đều gặp khó khăn lúng túng trong triển khai do chưa có một bộ quy trình khoa học, kỹ thuật chi tiết, cụ thể dành cho việc canh tác cây bưởi Diễn chất lượng cao.
Nhưng theo TS. Ngô Hồng Bình, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả (Viện KHNNVN), với diện tích trên 2.000 ha, Hà Nội thuộc địa phương có diện tích bưởi lớn nhất nhì phía Bắc, lớn hơn rất nhiều vùng trồng bưởi khác như Đoan Hùng (hơn 900 ha), Phúc Trạch (gần 1000 ha). Quan điểm của TS. Bình, Hà Nội không nên mở rộng diện tích mà tập trung vào xây dựng mô hình, quy trình chuyên canh để nâng cao sản lượng và chất lượng các giống bưởi, đặc biệt là bưởi Diễn.
Về phương pháp dùng túi bao quả bưởi chống sâu bệnh, theo Ths. Cao Văn Chí, đó là một tiến bộ mang lại hiểu quả cao. Nhưng Ths. Chí lưu ý việc dùng túi bao quả bưởi là một con dao hai lưỡi. Nếu không nắm rõ kỹ thuật, quy trình dễ “chữa lợn lành thành lợn què”. Vì vậy, việc phổ biến kinh nghiệm cho bà con khi nào nên dùng túi bao trái, bao bằng loại túi gì và trước khi bao trái cần phun loại thuốc nào là việc làm vô cùng quan trọng cần được quan tâm sát sao. |
Một vấn đề bất cập liên quan đến cơ chế, chính sách trong việc đầu tư cho cây bưởi tại Hà Nội cũng được Ths. Cao Văn Chí, Trưởng phòng Chuyển giao Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có múi (Viện Nghiên cứu rau quả) nêu ra tại hội thảo. Đó là các dự án dành cho cây ăn quả hiện nay có thời gian thực hiện là 1 năm là rất khó thực hiện.
“Năm 2011 vừa rồi tôi được phân công tìm hiểu nguyên nhân vì sao bưởi Diễn không ra trái tại xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm. Sau khi mất rất nhiều thời gian, công sức tìm ra được nguyên nhân thì đề tài hết tiền, vậy là phải dừng lại không thực hiện được. Vì vậy, tôi đề nghị thành phố nên kéo dài các dự án ít nhất là 3 năm mới đủ thời gian để hoàn thành một quy trình kỹ thuật khép kín cho cây bưởi. Và chỉ khi có quy trình chuẩn rồi việc thực hiện áp dụng tại các địa phương mới được nhanh chóng, thuận lợi chứ không lúng túng như hiện nay”.
Theo Báo Nông Nghiệp
Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...