Rớt giá, rớt cả người mua
Chị Nhung bộc bạch thêm: “Năng suất trên 70 tạ/ha như thế này quá đạt so với mong ước của gia đình. Nhưng nếu tính lợi nhuận thì thua vụ trước nhiều. Các chi phí từ khâu giống, thủy lợi, phân bón, công chăm sóc, gặt hái, vận chuyển…của vụ này cao hơn năm trước, nhưng giá lúa đang rớt thê thảm. Gia đình tui có 5 nhân khẩu, sống dựa vào toàn bộ số ruộng này. Tui đang rất cần tiền gấp để chữa bệnh cho chồng, rồi tiền cho hai đứa đang đi học nữa. Nhưng không biết vì sao mà lúa má không ai thèm mua cho”.
Bà con nông dân xã An Thủy (Lệ Thủy) cũng trong cảnh vừa ngóng vừa lo. Nếu như năm ngoái, ngay từ ngày đầu vụ gặt là thương lái đến đặt lời mua thóc tươi ngay tại ruộng 7 triệu đồng/tấn.Năm nay thì ngược lại, giá thóc chỉ 4 triệu đồng/tấn mà không ai mua cho. Ngay như bà con trong HTX hiện đang cần bán gấp khoảng 700 tấn lúa để trang trải nợ nần và chi tiêu cho ngày mùa mà chịu.
Anh Nguyễn Minh: “Lúa chất đầy nhà bán không được, có bán cũng lỗ nặng”
Ở xã Hoa Thủy gieo cấy gần 1.000 ha lúa, năng sất bình quân đạt 70,5 tạ/ha. Nhều nông dân như ông Nguyễn Công Lý, ông Nguyễn Văn Dũng, ông Nguyễn Văn Thành...thu hoạch được từ 50- 100 tấn thóc. Giờ cần bán thì cũng không bán được. Không ít nông dân trong xã hiện trong nhà còn tồn đọng hơn 20 tấn thóc từ vụ trước đến nay vẫn chưa bán được. Nếu cộng thêm số thóc của vụ này thì họ không có chỗ để cất giữ, bảo quản. Còn bán ra với giá như hiện nay thì lời lãi không đáng là bao, thậm chí nhiều hộ sẽ thua lỗ nặng”.
Được mùa, nhưng lỗ nặng...
Ông Trần Văn Tuân- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình: “Hiện nay trên thị trường, một số giống lúa có chất lượng như đang được thương lái thu mua với giá khá cao nhưng nông dân vẫn không có để bán. Trong khi đó, nhiều bộ giống lúa kém chất lượng hơn còn tồn đọng với số lượng lớn, khó bán ra vì giá cả đang giảm mạnh. Điều này đề nghị Sở NN-PTNT và chính quyền các địa phương cần lưu ý trong những mùa vụ tới khi lựa chọn bộ giống bố trí cho mùa vụ phải thật hợp lý. Cần phải từng bước đưa hạt thóc trở thành những sản phẩm hàng hóa có giá trị, như thế thì đời sống người nông dân mới được nâng lên”… |
Ông Nguyễn Đặng (xã Gia Ninh-Quảng Nình) tính toán với tôi: “Trung bình mỗi sào (500m2), từ đầu vụ chi phía các khoản như cày, bừa, giống má, phân bón, thuốc hết 335 ngàn đồng. tiếp theo là phân bón như lân, đạm, ka li, thuốc BVTV hết thêm 300 ngàn đồng nữa. Rồi các loại công như gieo, tỉa dặm, gặt đập, vận chuyển, dịch vụ bảo vệ, nước...hết 1 triệu đồng. Vị chi toàn thảy hết hơn 1,6 triệu đồng. Thu hoạch cho ở mức 3,5 tạ (năng suất 70 tạ/ha), bán với giá như bây giờ là 40 thì được 1,4 triệu đồng. Cân đối lại thì coi như lỗ mất đứt 200 ngàn đồng. Nhân nó ra thì làm lúa vụ ĐX này cứ mỗi ha lỗ 4 triệu đồng. Còng lưng với ruộng mấy tháng liền để rồi lỗ như rứa thì làm sao mà không chết”.
Dù được mùa, nhưng người nông dân Quảng Bình vẫn buồn vì lúa bán không được
Bởi thế, hiện nhiều gia đình, lúa ngoài đồng đã chín gần rục bông mà chưa dám gặt về vì không biết chứa vào đâu. Thông thường thì họ gặt lúa về bán ngay rồi mới gặt đám khác. Nay thì chịu rồi, giường ngủ cũng để chất lúa rồi, đưa lúa về nữa thì chứa vào đâu?
Theo NNVN
Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...