10 đầu báo đắt khách
Theo một số chủ sạp báo, lượng khách mua báo giấy ngày càng giảm. Tuy nhiên, một số tờ báo có thương hiệu vẫn giữ chân được nhiều khách quen.
Bà Trần Thị Luyến chủ sạp báo gần chợ Bưởi (ngã ba Lạc Long Quân – Thụy Khuê) đã có thâm niên hơn 20 năm. Quầy báo của bà hiện có hơn 40 đầu báo, tạp chí với khoảng 300 tờ các loại. Theo bà Luyến, 10 tờ báo đang chiếm được lượng khách nhiều nhất là: An ninh Thủ đô, Đời sống pháp luật, Pháp luật Việt Nam , Bóng đá, Thanh niên, Tuổi trẻ, Pháp luật tuổi trẻ, An ninh cuối tháng, Tuổi trẻ đời sống, Tiền Phong. Trong đó, hai tờ bán chạy nhất là An ninh Thủ đô và Bóng Đá, mỗi ngày bán được khoảng 50 tờ.
Bà Luyến chung thành với công việc bán báo gần 20 năm nay mặc dù thu nhập có thể không cao bằng kinh doanh các mặt hàng khác. |
Tuy nhiên, bà Luyến cũng cho biết, năm nay lượng độc giả mua tất cả các loại báo ở quầy của bà đều giảm khoảng một nửa so với thời điểm này năm ngoái.
“Nói chung tờ nào năm nay bán cũng chậm, kể cả một số tờ có thương hiệu như: Thanh niên, Tuổi trẻ, …Nếu năm ngoái một ngày bán được 50 – 60 tờ thì năm nay chỉ bán được 20 – 30 tờ. Hôm nay tôi lấy 20 tờ Thanh niên đến giờ còn 5 tờ, 5 tờ Tuổi trẻ thì mới bán được 2 tờ. Tờ Bóng đá cũng vậy, năm ngoái tôi bán 200 tờ/ngày năm nay chỉ được 60 – 70 tờ/ngày”, bà Luyến thở dài rút số báo sắp ế ra đếm lại.
Bà Kim Anh, chủ sạp báo khu tập thể Nghĩa Tân thì cho biết, những tờ báo “đắt khách” ở chỗ bà là: An ninh thủ đô, Đời sống pháp luật, Thanh niên, Tuổi trẻ, Bóng đá. Các tờ còn lại lượng độc giả đều... ít tương đương nhau.
Một số tờ báo mới theo bà Kim Anh cũng được độc giả quan tâm như: Tuổi trẻ đời sống, Hôn nhân pháp luật, Đang yêu. Song, những tờ này ở thời điểm mới ra “lò” hút khách hơn hiện nay.
“Những tờ này thời gian đầu mới phát hành có nhiều bài rất độc, cập nhật tin thời sự rất sớm nhưng sau này chất lượng có vẻ giảm nên độc giả cũng ít hơn một chút”, bà Kim Anh nói.
Dù có chút đảo lộn về thứ tự xếp hạng nhưng các đầu báo “ăn” khách ở cửa hàng báo của chị Nguyễn Thị Linh, địa chỉ 67 đường Lạc Long Quân cũng giống hai quầy báo trên.
Chị Linh cho biết, ở cửa hàng chị tờ bán được nhiều nhất là Bóng đá, sau mới đến An ninh Thủ đô, Pháp luật thời đại, Tuổi trẻ đời sống, Đời sống pháp luật, An ninh thế giới cuối tháng, An ninh thế giới, Tuổi trẻ, Thanh niên, Tiền phong…
Khi “cháy” báo khi gom bán giấy vụn
Khi hỏi về thu nhập từ bán báo, các chủ sạp đều cười và nói “rất nhanh giàu” nhưng chỉ là giàu... tin tức. Theo họ, thu nhập từ bán báo trung bình mỗi tháng chỉ 1 - 2 triệu đồng.
“Hàng ngày tôi thường dậy từ 3h để đi lấy báo và bán đến 21 – 22h. Mỗi ngày bán được 150 - 200 tờ với tỷ lệ lãi 10%. Nhiều hôm tiền lãi số báo bán được chỉ đủ bù vào số báo ế. Nói chung, tiền bán báo cũng không nhiều nhưng được cái là đọc báo xả láng, thông tin gì cũng biết. Để có thêm thu nhập tôi thường bán kèm một số mặt hàng khác như phong bì, lịch, bút bi, thẻ điện thoại …”, bà Luyến chia sẻ.
Sạp báo của bà Kim Anh cũng khá đông khách vào buổi chiều. |
Tuy nhiên, thời điểm “được mùa” nhất của các bà chủ hàng báo là khi xảy ra những vụ việc, sự kiện lớn như vụ: nhà báo Hoàng Hùng bị đốt, Lê Văn Luyện, vụ bắt cóc trẻ sơ sinh ở Bệnh viện phụ sản Trung ương, vụ chồng bắt vợ cởi đồ quay clip sex ở Vĩnh Phúc, cháy tòa tháp đôi EVN…. Vào những ngày này, các sạp báo phải bán được gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với lượng bán ngày bình thường.
“Những ngày này có khi chúng tôi vừa lấy báo về, khách đã mua hết, kể cả những tờ “kén” khách. Giá như ngày nào cũng thế thì tốt…”, bà Luyến cười nói.
“Báo giấy không thể biến mất”
Theo nhận xét của các chủ sạp báo, lượng độc giả đọc báo giấy mấy năm gần đây có giảm đáng kể nhưng luôn có một khách quen nhất định. Do đó, dù báo mạng, truyền hình có thể phát triển, lấn sân nhưng họ cho rằng báo giấy sẽ không thể “biến mất”.
“Cũng là một bản tin nhưng báo giấy và báo điện tử có cách thể hiện khác nhau. Người đọc cũng có một văn hóa đọc riêng, nên có người thích đọc báo mạng nhưng có người thích đọc báo giấy. Một nửa khách mua báo chỗ tôi là khách quen duy trì hàng chục năm nay, trong đó có cả người già, trung niên và thanh niên”, bà Luyến cho biết.
Bà Kim Anh, chủ sạp báo ở khu tập thể Nghĩa Tân cũng cho biết, mỗi khách có một “khẩu vị” riêng nên có người từ trước đến nay chỉ đọc một đầu báo.
“Có thể họ đã quen với gu khai thác đề tài, viết bài của báo này nên đọc mãi cũng không thấy chán”, bà Kim Anh phỏng đoán.
Là khách ruột của sạp báo bà Luyện đã gần 20 năm nay, ông Nguyễn Hữu, một nhà giáo về hưu cho biết, 2 tờ báo không thể thiếu trên bàn trà của ông mỗi ngày là tờ Lao động và Tuổi trẻ. Thỉnh thoảng ông cũng có đọc một số tờ khác nhưng 2 tờ này là "món" đọc hàng ngày.
“Nhiều người chê tờ Lao động cũ nhưng tôi đọc quen rồi cũng thấy có cũng cái hay riêng. Còn tờ Tuổi trẻ thu hút tôi khoảng 5 năm nay vì nó có một số bài độc, thường theo vấn đề từ ngọn tới tận gốc rễ”, ông Hữu nói.
Ông Hữu cũng cho biết, gần đây ông cũng tiếp cận với báo điện tử nhưng vẫn không thể cai báo giấy. “Báo giấy đã trở thành món ăn tinh thần của tôi từ lâu và tôi nghĩ sẽ khó thay đổi thói quen này”, ông Hữu giãi bầy.
Nguồn DVO
Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...