Sản xuất cà phê bền vững ở xã Ea Tul (Cư M’gar)

Thứ bảy - 04/02/2012 05:58

Minh họa

Minh họa
Ama Doan hiện là buôn trưởng buôn Phơng (xã Ea Tul, huyện Cư M’gar). Cũng như hầu hết người dân buôn Phơng, gia đình Ama Doan chủ yếu làm cà phê.
Với 1,4ha cà phê, vụ vừa qua gia đình Ama Doan thu được trên 3,5 tấn cà phê nhân, cao nhất từ trước đến nay. Ama Doan cho biết:  trước đây với diện tích ấy, mỗi năm gia đình chỉ thu được từ 1,2 đến 1,5 tấn/năm, nên đời sống của gia đình rất bấp bênh.

2 năm nay, tham gia chương trình cà phê bền vững theo chứng chỉ UTZ Certifide do Tập đoàn cà phê Trung Nguyên triển khai, gia đình anh cùng gần 100 hộ dân buôn Phơng được hướng dẫn hình thành nên nhóm sản xuất cà phê bền vững và anh được bầu chọn làm nhóm trưởng nhóm sản xuất cà phê bền vững buôn Phơng.

Tham gia sản xuất cà phê bền vững theo chứng chỉ UTZ Certifide ban đầu đối với đa số hộ đồng bào tại chỗ buôn Phơng là một điều gì đó quá cao xa, nhưng khi trực tiếp được cán bộ kỹ thuật, các chuyên viên trực tiếp hướng dẫn từng công đoạn sản xuất ngay trên rẫy của mình, bà con cứ thế học rồi làm theo.

Giờ đây bà con buôn Phơng đã nắm khá vững các quy trình kỹ thuật, khi nào thì tỉa cành, tưới nước, bón phân, lượng phân bón, nước tưới bao nhiêu là vừa...; tất cả đều được ghi chép vào sổ nông hộ để theo dõi và đối chứng. Hiệu quả sản xuất đã tăng lên gần gấp đôi, đời sống của gia đình cũng như bà con buôn Phơng cũng ổn định hơn.

Sản xuất cà phê bền vững cho hiệu quả kinh tế cao. (Ảnh minh họa)
Sản xuất cà phê bền vững cho hiệu quả kinh tế cao. (Ảnh minh họa)

Cũng làm cà phê, cũng các công đoạn tỉa cành, tưới nước, bón phân, thu hái, phơi sấy... nhưng trước đây tất cả các công đoạn trong sản xuất chỉ thực hiện theo cảm tính, tùy theo điều kiện của từng gia đình. Tham gia sản xuất cà phê bền vững, các công đoạn chăm sóc chỉ thay đổi một chút về chọn thời điểm, kỹ thuật, quản lý lượng phân bón nước tưới, nhưng hiệu quả của mô hình sản xuất cà phê bền vững đã mang lại đáng kể.

Thực tế từ hiệu quả này mà mô hình ngày càng thu hút đông đảo bà con tham gia. Đến nay, toàn xã Ea Tul đã có gần 1500 hộ với gần 2.100 ha cà phê  tham gia. Chỉ sau 2 năm, số diện tích tham gia mô hình sản xuất cà phê bền vững trên địa bàn xã Ea Tul  đã chiếm 50%. 100% hộ gia đình là tham gia đều là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

Qua kết quả phân tích đối chứng của nông dân tham gia sản xuất cà phê bền vững theo chứng chỉ UTZ Certifide do Tập đoàn cà phê Trung Nguyên triển khai, chi phí đầu tư đã giảm được từ 4- 5 triệu đồng/năm, chất lượng cà phê đã được nâng lên và được trả giá cao hơn giá thị trường 400 đồng/kg cà phê nhân xô, năng suất cà phê tăng lên 10%.

Được biết, huyện Cư M’gar hiện có trên 36.000 ha cà phê. Đến nay toàn huyện đã có trên 5.000 ha sản xuất theo chương trình cà phê bền vững. Trên cơ sở các nhóm hộ sản xuất cà phê bền vững đã hình thành được 2 HTX sản xuất cà phê bền vững, hoạt động hiệu quả.

Theo Báo dak lak điện tử

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Cung cấp giống Tiêu Srilanka Ceylon Khoo

Cung cấp giống Tiêu Srilanka - Chuẩn giống Ceylon Khoo     Tiêu Srilanka - Chuẩn giống Ceylon Khoo chuỗi dài, sức đề kháng mạnh, bộ rễ khỏe, năng suất cao  

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây