Giải pháp kỹ thuật và thị trường nào cho cây có múi?
Tuy nhiên, những năm qua bệnh vàng lá gân xanh, vàng lá thối rễ hoành hành gây thiệt hại lớn cho nhà vườn với số lượng lên đến hàng ngàn ha, chủ yếu là cam, quýt...Đa số nông dân trồng cam quýt không hiểu rõ tác nhân truyền bệnh là rầy chổng cánh và mắt ghép đã khiến cho cây nhiễm bệnh.
Thực tế điều tra tại tỉnh Vĩnh Long gần đây cho thấy các nhà vườn không nhận diện được loại bệnh này và lúng túng trong phương pháp điều trị bệnh cho cây. Mặt khác, nguy cơ từ thị trường cây giống trôi nổi đang được bán tràn lan, các nhà vườn cũng chưa liên kết với nhau trong sản xuất cây giống cũng như trồng cây sạch bệnh khiến nhiều vườn cây bị tái nhiễm. Các nhà khoa học đã khuyến cáo, cần phải quy hoạch lại vùng sản xuất cây có múi theo kiểu cuốn chiếu ở từng địa phương. Đồng thời tổ chức liên kết các địa phương sản xuất cây giống sạch bệnh, giống cây có múi 3 cấp; cần thiết phải đốn bỏ hết cây bệnh và trồng mới cây sạch bệnh…
Bệnh vàng lá Greening là loại bệnh mang tính hủy diệt cao và rất khó điều trị nhất trên cây có múi. Nhiều vườn cây có múi “dính” bệnh này đều bị chết dần rồi tàn lụi hết, mức độ lây lan cũng rất nhanh. Do vậy, loại bệnh này được xem là “kẻ thù” số một của nhà vườn và gây hại nặng trên khắp các vùng trồng bưởi, cam sành, chanh, quýt…Dịch vàng lá thối rễ trên cây có múi cũng đang gây hại trầm trọng cho các vườn cây ở khu vực ĐBSCL. Nguy hại hơn khi nhiều vùng trồng cây có múi, cùng lúc một cây bị nhiễm nhiều loại bệnh như vàng lá Greening, Tristeza, bệnh vàng lá thối rễ…
Những chất vấn “nóng”
Sản phẩm bưởi Việt Nam đang có mặt trên nhiều nướcNông dân Nguyễn Hữu Tâm, huyện Châu Thành (Bên Tre) thắc mắc: Có loại bệnh nguy hiểm cho cây trái do loại ấu trùng màu trắng (như phấn trắng) bám trên cây gây bệnh, làm cây bị khô vỏ, nứt thân xì mủ và chúng tấn công rễ cây vào mùa nắng nóng khiến cây vàng lá chết khô. Đây là chứng bệnh gì, cách phòng trị bệnh này? Theo Th.S Bùi Thanh Liêm, thường dưới gốc cam quýt có hiện tượng rầy chích hút vào vỏ cây khiến cây bị thiếu nước khô vàng chết đi. Biện pháp đơn giản nhất, bà con có thể dùng máy tưới vườn vặn nhỏ vòi phun thật mạnh vào gốc cây. Hay dùng loại thuốc chuyên đặc trị nhóm chích hút phun vào gốc thì con rầy sẽ chết.
Nhà vườn nghe nói hiện các chuyên gia Việt Nam phối hợp với chuyên gia Mỹ đã nghiên cứu thành công chất xua đuổi rầy chổng cánh, vậy khi nào nhà vườn mới tìm mua được chế phẩm này? Việc nghiên cứu ra biện pháp mới là trồng ổi xá lỵ xen với các vườn cây có múi sẽ hạn chế được mật số rầy chổng cánh (là tác nhân truyền bệnh vàng lá Greening) trên cây có múi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nước ngoài thì đây cũng chưa phải là biện pháp lâu dài bền vững đối với cây có múi. Hiện các nước như Mỹ, Nhật vẫn đang tiếp tục nghiên cứu biện pháp đặc trị hữu hiệu khác.
Còn về giải pháp về thị trường, các nhà nghiên cứu thị trường cho rằng, cây có múi đang được rất nhiều nước trên thế giới trồng, trong đó có Việt Nam. Chúng ta chỉ có thể xuất khẩu được trái bưởi, chanh, còn với cam, quýt thì các nước khác trong vùng á nhiệt đới họ rất mạnh, có sản lượng lớn và giá khá rẻ nên ta khó cạnh tranh được. Hiện nước ta chỉ xuất khẩu được bưởi Năm Roi và da xanh nhưng lại không đủ số lượng.
Ông Phan Quốc Bảo - Phó chủ tịch UUBND tỉnh Bến Tre:
Tiếp thị đặc sản trái cây ngay trong các bữa ăn
Bến Tre đã triển khai dự án trồng 4.000 ha bưởi da xanh, những nông dân tham gia dự án sẽ được hướng dẫn chọn giống và phương pháp canh tác theo đúng kỹ thuật. Từ đây sẽ tạo ra được vùng chuyên canh, đồng thời sẽ tính toán được chính xác sản lượng từng vụ, từng năm để chào hàng và ký kết hợp đồng với các đơn vị thu mua. Ngay tại các buổi tiếp khách trong và ngoài nước, chúng tôi đều tìm cách giới thiệu về đặc sản trái cây của tỉnh Bến Tre.
Nguồn tin: Báo Nông nghiệp Việt Nam
Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...