Tại Biển Đông, để đạt được mục đích chung sống hoà bình, Chính phủ Trung Quốc đã ký với các quốc gia Đông Nam Á văn kiện “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” vào ngày 4/11/2002. “Tuyên bố” nhấn mạnh thông qua đàm phán, hiệp thương hữu nghị, lấy phương phức hoà bình giải quyết những tranh chấp liên quan tại Biển Đông, trước khi giải quyết tranh chấp, các bên cam kết giữ kiềm chế, không áp dụng các hành động khiến tranh chấp trở nên phức tạp và mở rộng. Văn kiện này có ý nghĩa tích cực quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích chủ quyền của Trung Quốc, duy trì hoà bình, ổn định tại khu vực Biển Đông, tăng cường lòng tin giữa Trung Quốc và ASEAN.
Việt Nam có những biểu hiện nào khi xâm chiếm các đảo ở Biển Đông?
Việt Nam chiếm giữ 29 đảo trên quần đảo Trường Sa, là nước chiếm nhiều đảo nhất. Để chiếm giữ hữu hiệu các đảo này, Việt Nam đã áp dụng sách lược nói ít làm nhiều. Nhằm tránh xảy ra xung đột với Trung Quốc, Việt Nam xâm chiếm một cách lặng lẽ, sau khi tạo sự thật đã rồi mới tuyên bố có chủ quyền đối với các đảo này. Nhưng Việt Nam cũng ngại đụng chạm tới “giới hạn cuối cùng” của Trung Quốc, sợ một lần nữa vấp phải cuộc tấn công đến từ quân đội Trung Quốc, Việt Nam bắt đầu học bài “hỗ trợ từ nước ngoài” nhằm đạt được mục đích “lấy yếu thắng mạnh”.
Tháng 7/2008, Việt Nam ký hiệp định thăm dò dầu khí với một công ty nước ngoài. Theo “Báo Hoa Nam buổi sáng” (Hồng Công) khi đó đưa tin, Việt Nam và tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) đạt được một hiệp định về hợp tác thăm dò dầu khí, trong đó địa điểm thăm dò lại nằm trong khu vực lãnh hải tranh chấp Trung-Việt trên Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Kiến Siêu ngày 22/7/2008 tuyên bố, Chính phủ Trung Quốc cho rằng hành động này là hành vi xâm phạm chủ quyền Trung Quốc của Chính phủ Việt Nam, bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đồng thời đưa ra giao thiệp nghiêm khắc; hơn nữa, yêu cầu tập đoàn Exxon Mobil chấm dứt thực hiện hiệp định này. Tuy nhiên, Exxon Mobil lại cho rằng Việt Nam có chủ quyền đối với các khu vực thăm dò tương ứng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng trong khi trả lời phóng viên “Báo Hoa Nam buổi sáng” của Hồng Công, đã nói: Hiệp định ký kết với Exxon Mobil thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam, nước khác không có quyền can thiệp.
Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam không thương lượng với Trung Quốc, tự thăm dò tài nguyên dầu khí trong khu vực biển tranh chấp, Việt Nam đã phân chia hàng trăm khu vực thăm dò, khai thác dầu khí trên vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa để mời thầu trên toàn cầu. Trong những năm gần đây, các tập đoàn dầu khí của Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Đức đều ký với Việt Nam một loạt hợp đồng thăm dò, khai thác dầu khí tại Biển Đông, Việt Nam đã nhuộm màu sắc quốc tế cho vấn đề tranh chấp Biển Đông. Tháng 4/2007, Việt Nam khởi động kế hoạch phát triển mỏ khí và đường ống dẫn khí thiên nhiên trong vùng biển tranh chấp Trường Sa với tập đoàn dầu mỏ BP của Anh, gặp sự phản đối kiên quyết của Chính phủ Trung Quốc, buộc BP phải thay đổi kế hoạch.
Vì gác tranh chấp, Trung Quốc vẫn chưa khai thác nổi một thùng dầu tại khu vực tranh chấp. Trong khi đó, tính đến nay Việt Nam đã khai thác gần 100 triệu tấn dầu thô, 1,5 tỷ m3 khí từ các giềng dầu ở khu vực Trường Sa, thu lợi hơn 25 tỷ USD. Sản lượng dầu mỏ khai thác hàng năm tại Biển Đông đạt từ 50 - 60 triệu tấn, trong đó sản lượng dầu mỏ tại khu vực tranh chấp Trung-Việt đạt khoảng 8 triệu tấn, chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng sản lượng khai thác dầu mỏ hàng năm của Việt Nam là 30 triệu tấn. Để chiếm đóng vĩnh viễn các đảo, Việt Nam không ngại tổ chức cái gọi là diễn tập quân sự liên hợp với Mỹ nhằm vào Trung Quốc, với lại hai nước Trung-Việt vẫn đang trong quá trình đàm phán, thái độ bắt đầu thay đổi. Hành động này gặp phải sự phản đối của Trung Quốc, gây ra tình trạng căng thẳng hơn nữa trong quan hệ hai nước.
Trung Quốc nên chăng tấn công quân sự đối với Việt Nam ?
Nếu quân đội Trung Quốc giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng vũ lực, phải tiến hành điều tra dân ý về vấn đề “đánh ai trước”, chắc chắn trên 80% dân chúng Trung Quốc đều hô to một tên - Việt Nam. Dựa vào thực lực quân sự của Trung Quốc hiện nay có thể khẳng định rằng, nếu hải quân hai nước Trung-Việt xảy ra chiến tranh tại quần đảo Hoàng Sa hoặc quần đảo Trường Sa, quân đội Việt Nam chỉ có thể chống đỡ, không có sức đánh trả, cuối cùng phải chịu thất bại, quân đội Trung Quốc khẳng định sẽ giành chiến thắng gọn gàng, triệt để. Với thực lực quốc gia và thực lực quân đội hiện nay của Việt Nam căn bản không chịu nổi một trận đánh của Trung Quốc. Mặc dù, tác giả bài viết này nhất trí với đánh giá của đa số người dân Trung Quốc, nhưng mặt khác tác giả cũng tán thành với một bộ phận có quan điểm nhìn xa trông rộng, không chủ trương tiến đánh Việt Nam ngay lập tức, vậy vì sao?
Tác giả bài viết cho rằng trong một thời gian dài kiên trì theo dõi các chương trình quân sự trên truyền hình và trên các phương tiện truyền thông khác, lắng nghe các chuyên gia quân sự đánh giá về tình hình Biển Đông và trong các cuốn sách chuyên đề cũng như các bài bình luận trên mạng của các chuyên gia quân sự, cũng đọc thấy nhiều bài viết và ý kiến về chủ trương không tiến đánh Việt Nam trước, tác giả có cùng một quan điểm với chủ trương này: Trung Quốc giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông, mục tiêu tiến đánh đầu tiên không nên là Việt Nam, và không chủ trương lập tức khai chiến với Việt Nam, một khi Trung Quốc khai chiến với Việt Nam sẽ tạo ra nhiều hậu quả, trong đó có 4 điểm vô cùng bất lợi cho Trung Quốc:
Một là, hiện nay Việt Nam có thể nói đang trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, từ sau Chiến tranh Lạnh, Việt Nam bắt đầu mất dần ký ức chiến tranh, mặc dù trong những năm gần đây họ giơ cành ô liu với người Mỹ, nhưng lịch sử thảm khốc của cuộc Chiến tranh Việt Nam và hình thái ý thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, khiến Mỹ băn khoăn lo lắng, huống hồ người Mỹ cũng biết rất rõ, người Việt Nam chẳng qua là muốn hàng không mẫu hạm của Mỹ đến để kiềm chế và hù dọa Trung Quốc mà thôi. Nếu Trung Quốc đánh Việt Nam, người Việt Nam sẽ kêu gọi sự bảo vệ của Mỹ, Nhật Bản, cung cấp căn cứ quân sự cho Mỹ, Nhật, như vậy tuyệt đối không phải là một tin tốt cho Trung Quốc, Trung Quốc sẽ mất đi “vùng đệm hòa hoãn” phía Nam trong sự đối kháng với Mỹ. Cục diện này là ước nguyện của người Mỹ mấy chục năm qua, cũng là mục đích mà người Mỹ phải sử dụng biện pháp chiến tranh trong mười mấy năm mà chưa đạt được, và một khi xuất hiện cục diện này, dưới sự “giúp sức” của Trung Quốc, chắc chắn người Mỹ sẽ thực hiện được mục tiêu này. Nếu quân đội Mỹ có thể quay trở lại cảng Cam Ranh, có thể khẳng định cuộc sống của Trung Quốc sẽ không còn tốt đẹp.
Hai là, chiếm giữ các đảo của Trung Quốc tại Trường Sa còn có các nước Philíppin, Malaixia, Inđônêxia, Brunây, nếu các nước này nhận được sự ủng hộ và xúi giục từ Mỹ, sẽ liên hợp với Việt Nam tiến hành chiến tranh chống lại Trung Quốc, cục diện này rất có khả năng xảy ra, vậy Trung Quốc phải làm sao? Toàn bộ khu vực Biển Đông sẽ trở thành chiến trường, hoàn toàn có thể khiến toàn bộ các nước Đông Nam Á thoái thác triệt để cho Mỹ, thảm họa chiến tranh sẽ tiếp nối, đồng minh của Trung Quốc tại khu vực này sẽ ngày càng ít, thậm chí bị cô lập hoàn toàn, hình tượng nước lớn có trách nhiệm của khu vực được Trung Quốc xây dựng từ năm 1999 đến nay bị sụp đổ hoàn toàn, nếu nhân cơ hội này Đài Loan đi theo hướng độc lập, Nhật Bản chiếm đóng tại đảo Điếu Ngư, Nam Tây Tạng lại có vấn đề, Trung Quốc thật sự xuất hiện cục diện “bốn bề gặp họa”, phiền phức không để đâu cho hết.
Ba là, các đảo Việt Nam chiếm giữ tại Biển Đông phân bố rải rác và trong phạm vi rộng, đại bộ phận đều nằm ở cực Nam của Biển Đông, đánh chiếm các đảo trên với Việt Nam như thế nào, mặc dù nói một tấc lãnh thổ cũng không thể nhường, nhưng đối với Trung Quốc, một số đảo thuộc khu vực Trường Sa thực sự quá xa, xa đến mức nếu dựa vào biện pháp kỹ thuật hiện nay, cho dù khai thác, phát triển thì lợi ích thu được so với cái giá phải bỏ ra để bảo vệ cũng không thể so sánh được, ngược lại, những đảo này rất gần với phía Nam Việt Nam, huống hồ sau khi đánh chiếm những đảo này, hải quân Trung Quốc không thể dùng cả một hạm đội tác chiến bố trí lâu dài tại cực Nam của Biển Đông, vì vậy đánh chiếm các đảo này sẽ rất khó phòng thủ, rất có thể xuất hiện cục diện mất rồi lại được, được rồi lại mất, nếu xuất hiện cục diện này, hao người tốn của là chuyện không phải bàn, Việt Nam sẽ làm tiêu hao một lượng lớn sức chiến đấu của hải quân Trung Quốc, trong khi đó hải quân Mỹ cũng sẽ nhân cơ hội này gây ra những phiền phức cho hải quân Trung Quốc.
Bốn là, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam trước, chắc chắn sẽ gặp sự phản đối kiên quyết từ nước láng giềng phương Bắc - đó là Nga, vì sau khi Liên Xô tan rã, Nga kế thừa và phát triển quan hệ đồng minh hữu nghị với Việt Nam, hiện nay Nga là nguồn cung cấp trang bị vũ khí quân sự và hoả lực lớn nhất của Việt Nam, ngược lại, người Nga nhập khoảng 30% hàng nông sản, thực phẩm từ Việt Nam, một khi Trung-Việt xảy ra chiến tranh, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quan hệ đối tác mật thiết Trung-Nga mà hai nước mới thiết lập, tình hình quốc tế hiện nay đòi hỏi hai nước Trung-Nga phải đoàn kết mật thiết, cùng nhau đối phó với nguy cơ quân sự ngày càng nghiêm trọng, nếu Nga cũng gia nhập vào tập toàn tuyên truyền về thuyết “mối đe dọa từ Trung Quốc”, như vậy Trung Quốc sẽ ở vào địa vị quốc tế hết sức khó xử, Nga cũng sẽ đối xử thù địch với Trung Quốc, Trung Quốc thật sự bị Mỹ bao vây toàn diện. Trong khi đó, kinh tế của Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đây là bất lợi lớn nhất.
Căn cứ vào 4 nguyên nhân trên, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam đầu tiên để giải quyết vấn đề Biển Đông là sự lựa chọn không sáng suốt, nếu tiến đánh Việt Nam đầu tiên, các nước tranh chấp khác dưới sự xúi giục và ủng hộ của Mỹ, khẳng định sẽ không khoanh tay đứng nhìn, nhưng nếu Trung Quốc tiến đánh Philíppin đầu tiên hoặc nước khác, tác giả có đầy đủ lý do chứng minh rằng, cho dù Mỹ gây chia rẽ như thế nào, Việt Nam đều sẽ không dám tham gia, trong vấn đề Biển Đông, hai nước Trung-Việt dường như có một dạng hiểu ngầm là: “anh không đánh tôi, tôi không tham gia” và “tôi không đánh anh, anh không tham gia”, năm ngoái Trung Quốc và Philíppin xảy ra xung đột xung quanh vấn đề đảo Hoàng Nham, biểu hiện giữa Trung Quốc và Việt Nam đã cho thấy tồn tại sự hiểu ngầm đó.
Mặc dù, chiến tranh là tàn khốc, là không nhân đạo, nhưng có lúc cũng là điều phải làm và cũng là biện pháp hiệu quả nhất. Những vấn đề đang đặt ra cho Chính phủ và quân đội Trung Quốc là: Đánh ai trước? Khi nào đánh? Sau khi thu hồi các đảo bị chiếm đóng tại Biển Đông nên củng cố và bảo vệ như thế nào?
Căn cứ vào tình hình Biển Đông hiện nay, tác giả đưa ra cách nhìn sau:
1. Nước nào quan hệ tốt nhất với Mỹ?
2. Nước nào hô hào chống Trung Quốc mạnh nhất?
3. Nước nào quy hoạch các đảo chiếm đóng của Trung Quốc vào bản đồ nước mình đầu tiên?
4. Nước nào chiếm các đảo của Trung Quốc có cự ly gần với Trung Quốc đại lục nhất?
Nếu quốc gia nào đồng thời phù hợp với 4 điều kiện kể trên, thì đó chính là đối tượng mà quân đội Trung Quốc cần tiến đánh đầu tiên, căn cứ vào tình hình Biển Đông hiện nay thì quốc gia đó chính là Philíppin.
Philíppin chiếm giữ 10 đảo. Philíppin là nước có lực lượng hải quân yếu nhất trong số các nước tranh chấp tại Biển Đông. Để chiếm giữ hữu hiệu các đảo, Philíppin đã áp dụng một số biện pháp cầu cứu sự ủng hộ và bảo vệ từ bên ngoài. Tháng 4/1992, Philíppin khởi xướng “Hiệp ước thân thiện và hợp tác ASEAN”, Hiệp ước này yêu cầu giải quyết hoà bình tranh chấp Biển Đông. Hai năm sau, Philíppin ký hợp đồng với một công ty của Mỹ, tiến hành cái gọi là hoạt động thăm dò và nghiên cứu địa chất ở khu vực tranh chấp phía Tây quần đảo Palawan , hành vi của Philíppin dẫn đến sự phẫn nộ của Trung Quốc.
Được coi là một phản ứng, Trung Quốc đã dựng cột mốc trên đảo đá ngầm Mỹ Tế (Việt Nam gọi là Vành Khăn, Philíppin gọi là Panganiban) thuộc quần đảo Trường Sa, xây dựng nhà dân và nhà tránh bão dân dụng cho ngư dân. Philíppin cho rằng đảo Mỹ Tế thuộc Philíppin, vì vậy, đã tiến hành phá hoại có chủ ý, đồng thời bắt giữ các ngư dân Trung Quốc đang hoạt động tại vùng nước cách phía Tây quần đảo Palawan 80 km. Đây là tranh chấp đảo Mỹ Tế giữa Trung Quốc và Philíppin. Sau này, do cảnh cáo nghiêm khắc từ phía Chính phủ Trung Quốc, Philíppin đã phải thả toàn bộ ngư dân Trung Quốc. Được biết, Philíppin làm như vậy tất cả đều do cuộc bầu cử trong nước sắp diễn ra, khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philíppin đề cập đến vấn đề này, đã viện dẫn Hiệp ước phòng thủ chung mà Philíppin ký với Mỹ, trong Hiệp nước này nói, một khi Philíppin bị tấn công, Philíppin sẽ tiến hành thảo luận song phương với Mỹ, có lẽ do nguyên nhân của Hiệp ước này mà Ngoại trưởng Mỹ đã nhắc nhở Ngoại trưởng Trung Quốc: Mỹ có nghĩa vụ với Philíppin theo Hiệp ước.
Phải chăng Mỹ nhúng tay vào vấn đề tranh chấp Biển Đông?
Mỹ nhúng tay vào tranh chấp Biển Đông là điều hoàn toàn khẳng định, đây là một trong những bước đi chiến lược “quay trở lại châu Á, xưng bá châu Á” của Mỹ, mục đích là kiềm chế Trung Quốc tăng tốc trỗi dậy trên phạm vi toàn cầu, để củng cố địa vị bá chủ của mình trên phạm vi toàn cầu, chính vì vậy việc tích cực nhúng tay vào vấn đề tranh chấp Biển Đông sẽ không có gì làm lạ, Trung Quốc cũng đã quen với bất cứ phiền phức nào đều có “bạn đồng hành” là Mỹ, cho dù là nhận được sự giúp đỡ của Mỹ, chẳng nhẽ người Mỹ triển khai hàng triệu quân và mười mấy chiếc hàng không mẫu hạm đến Biển Đông để giúp một nước nhỏ không quan trọng hay sao? Mỹ thực hiện chiến lược kiềm chế Trung Quốc, hoàn toàn không có nghĩa là chiến lược chiến tranh, thủ đoạn là “trò chơi bên miệng hố chiến tranh” chứ không phải “trò chơi chiến tranh”, không vì một hòn đảo nhỏ mà Mỹ khai chiến với Trung Quốc. Người Mỹ nhiều nhất cũng chỉ đem hàng không mẫu hạm đến uy hiếp Trung Quốc, viện trợ một chút vũ khí và ủng hộ về mặt nhân đạo. Người Mỹ liên hợp triển khai đối kháng quân sự nhằm vào Trung Quốc, là lấy đá đập vào chân mình.
Ngay cả Mỹ thật sự xuất quân can dự, liệu Trung Quốc có từ bỏ vũ lực thu hồi chủ quyền các đảo tại Biển Đông? Đáp án là phủ định. Trung Quốc không phải là Ápganixtan, Irắc hay Libi, Trung Quốc ngày nay không yếu hèn như vậy, Trung Quốc tuyệt đối không tỏ ra yếu kém trước bất cứ quốc gia nào tại Biển Đông, có sự can thiệp của người Mỹ càng khiến Trung Quốc kiên định hơn vào quyết tâm và ý chí chiến đấu nhằm thâu tóm Biển Đông. Nếu “Trung-Mỹ tất phải có một cuộc chiến”, trước khi Chính phủ và quân đội Trung Quốc sử dụng vũ lực thu hồi các đảo tại Biển Đông, nên làm tốt mọi sự chuẩn bị để có thể quyết chiến với Mỹ tại Biển Đông.
Theo báo mạng Quân sự Thiên Thiên
Nguồn nghiên cứu biển đông.vn