Đối với Việt Nam, thuật ngữ Nông nghiệp 4.0 hay còn gọi là Nông nghiệp thông minh hoặc Nông nghiệp số đã dần trở nên quen thuộc. Trong tiếng Anh, cụm từ này được gọi là Agriculture 4.0 hay Digital agriculture.
Nông nghiệm 4.0 là việc ứng dụng các thành tựu hiện đại của công nghiệp 4.0 như Internet, công nghệ nano, công nghệ robot, công nghệ sinh học, công nghệ chiếu sáng,…vào quy trình sao cho giảm thiểu công sức lao động, hạn chế thất thoát, thiệt hại do thiên tai, sâu bệnh xuống mức thấp nhất, đảm bảo an toàn môi trường, kiểm soát và tiết kiệm chi phí trong từng giai đoạn hay toàn bộ tất cả quy trình sản xuất – chế biến- tiêu thụ.
Sự đổi mới này tập trung chính chủ yếu vào quá trình sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá vượt trội. Khác biệt so với Nông nghiệp công nghệ cao đó là tập trung vào thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại thì Nông nghiệp 4.0 hiểm nôm na đó là thay đổi cách thức quản lí nông nghiệp., ngành Nông nghiệp 4.0 sẽ là lá cờ đầu tiên phong cho những hoạt động sản xuất chuẩn xác, chặt chẽ mà con người không cần thiết phải có mặt trực tiếp.
Tính đến thời điểm này thì tại Việt Nam không khó để có thể bắt gặp những nhà nông ứng dụng thiết bị cảm biết nhằm số hoá các yếu tố : như nước ,độ ẩm, phân, ánh sáng và chuyển đổi nó vào các thiết bị điện tử có kết nối Internet như máy tính, điện thoại. Vì thế họ tự do đi bất cứ đâu mà vẫn nắm rõ tình hình nông trại.
Điểm đặc trưng của nông nghiệp 4.0 chính là số hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh từ nông trại đến khâu chế biến , chiến lược marketing, tiêu dùng thông qua hệ thống thiết bị và tập trung quản lý dữ liệu tại một ứng dụng quản lý công việc duy nhất.
Kết hợp các hệ thống điều hành và tác nghiệp tập trung, sự tự động hoá và thông minh kết hợp giữa công nghệ vật lý, công nghệ sinh học , và công nghệ điều động vận hành đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, đạt giá trị hiệu quả và bền vững.
Nông nghiệp công nghệ cao được ứng dụng triển khai mạnh mẽ ở nhiều vùng trên nước ta mang lại hiệu quả kinh tế cao như rau quả, hoa, bò sữa, tôm,…điển hình tại các tỉnh như Lâm Đồng, Nghệ An, Kiên Giang,…
Những ưu điểm của nông nghiệp công nghệ cao hiện nay đã giúp cho ngành nông nghiệp thế giới có những bước tiến phát triển vượt bậc. Nếu như trước kia, công nghệ 4.0 chỉ có thể dùng trong chế biến thực phẩm thì bây giờ có thể dễ dàng nhận thấy trên những cánh đồng, công nghệ đã dần trở nên quen thuộc và phổ biến hơn trong nông nghiệp.
Chúng giúp cây trồng được phát triển trong điều kiện tốt nhất, cho ra quả đều và đẹp, chống lại sự khắc nghiệp của thời tiết , cũng như năng suất tăng lên gấp bội. Nông nghiệp công nghệ cao quả thật là một phát minh vĩ đại của thế giới.
Nông nghiệp công nghệ cao tạo ra lượng sản phẩm lớn, đảm bảo chất lượng tốt, tăng năng suất và đặc biệt là thân thiện với môi trường. Việc ứng dụng công nghệ cao giúp nhà sản xuất tiết kiệm tối đa các chi phí như nước, các loại phân bón hữu cơ, phân npk, thuốc bảo vệ thực vật và nhờ thế mà luôn đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trường. Chính vì những ưu thế nổi bật như vậy, mà cũng dễ hiểu khi nông nghiệp công nghệ cao đang dần trở thành hình mẫu cho nền nông nghiệp của thế kỉ XXI.
Nông nghiệp công nghệ cao sẽ giúp nông dân chủ động trong kế hoạch sản xuất, giảm sự lệ thuộc tuỳ theo thời tiết và khí hậu, khắc phục được mùa vụ nghiệt ngã mà nhờ đó quy mô sản xuất cũng được mở rộng. Ứng dụng hiệu quả hiệu ứng nhà kính để tái tạo nên môi trường thuận lợi nhất cho sản xuất nông nghiệp.
Với tiêu chí đẩy mạnh nông nghiệp thực sự trở thành là một thế mạnh của Việt Nam mà bất kì một đối thủ nào cũng phải “gờm” trong bối cảnh văn hoá hội nhập,nâng tầm thương hiệu và đủ sức cạnh tranh tại thị trường trong nước và quốc tế .
Cần phải tiến hành tập trung đầu tư mạnh mẽ và bài bản cho công cuộc sản xuất nông nghiệp 4.0, mở rộng và tăng quy mô phát triển hơn nữa ở những khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đào tạo và hỗ trợ người nông dân trong quá trình sản xuất với sự đồng hành của mối liên kết chặt chẽ từ 4 nhà : Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp và Nhà nông . Đây chắc chắn sẽ là hướng đi đột phá mang lại nguồn kinh tế hiệu quả cho ngành nông nghiệp Việt Nam trong thời đại đổi mới.
CÔNG TY CP TM MINH PHÁT GROUP
Giấy Phép Hoạt Động Số: 6001 072 720
397 Phan Bội Châu, P. Thành Nhất , Tp Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.
ĐT: 02623.81.22.33 - 02626.55.6666 - 0948.53.56.59
Emial:mr.thanh.1977@gmail.com
Tác giả bài viết: Ceo Minh Phát
Nguồn tin: lucidplot
Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...