“Bão giá” xới tung bữa cơm sinh viên

Thứ năm - 22/03/2012 22:34

Minh họa

Minh họa
Giá cả thị trường ngày càng leo thang khiến đời sống sinh viên đã bấp bênh nay lại càng bế tắc. Bữa cơm sinh viên càng "nguội" hơn bao giờ hết.

Hà Thị Mỹ Liên - sinh viên năm thứ 2 Trường Đại học Luật Hà Nội đang sống tại một khu nhà trọ ở Phú Đô (Từ Liêm) cho biết, cùng với sự tác động của giá cả tăng vọt hiện nay như giá xăng, điện, gas…, các chủ nhà trọ đã nhanh chóng kiếm cớ đẩy giá phòng trọ lên.

Bữa cơm của sinh viên chỉ lèo tèo thế này

Bên cạnh đó, các mặt hàng thực phẩm cũng vì thế tăng chóng mặt. Tại chợ Mỹ Đình, giá các loại thực phẩm thông dụng như trứng, thịt lợn, các loại rau… đã tăng gấp rưỡi so với đầu năm. Thậm chí, nhiều mặt hàng đã tăng gấp đôi, gấp ba.

Chẳng hạn, giá mỳ tôm bán lẻ đã tăng từ 3.000 đồng/gói lên tới 4.000 đồng. Một ly trà đá tăng thêm 1.000 đồng, có nơi giá tới 3.000 đồng/ly. Bữa cơm sinh viên nhiều khi chỉ rau và mỳ tôm.

Bạn Nguyễn Thị Lý -  sinh viên Trường một trường nghề cho biết, cách đây ít ngày, khi gửi xe đạp trước cổng trường hồn nhiên rút 1.000 đồng ra trả nhưng người trông xe đòi gấp đôi.

Cùng đó, giá gas tăng cũng khiến các sinh viên đau đầu. Theo bạn Lý, cách đây vài tuần, giá bình gas loại 12 kg ở mức 370.000 đồng nhưng nay đã tăng lên tới 425.000 đồng.

Cầm cự qua ngày

Trước tình hình giá cả ngày càng leo thang và với số tiền ít ỏi chu cấp từ gia đình, nhiều sinh viên phải cầm cự với việc chi tiêu.

Điều này khiến không ít sinh viên phải đối phó bằng cách thuê nhà trọ ở xa trung tâm để bớt chi phí về tiền nhà, tiền điện; thậm chí có sinh viên ở chui với bạn trong ký túc xá.

Đi làm thêm cũng là lựa chọn của nhiều sinh viên. Bạn Nguyễn Minh Đức (Nghệ An) nói: “Tôi học ở Hà Nội cũng được hơn 2 năm rồi, đó cũng là khoảng thời gian tôi đi làm thêm để kiếm tiền giúp đỡ mẹ. Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, mẹ lại bị bệnh nên không thể chu cấp đầy đủ cho tôi được. Mỗi tháng mẹ chỉ có thể chu cấp được cho tôi một triệu đồng, trong khi tiền học, tiền nhà, tiền ăn, tiền điện, tiền nước… đều tăng”.

Bạn Nguyễn Thị Kiệm, SV một trường đại học tại Hà Nội cũng chọn cách đi làm thêm tại quán cà phê HD (Lê Quang Đạo, Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: Do không đủ tiền trang trai cuộc sống nên phải đi làm thêm. Tuy nhiên, việc đi làm thêm cũng ít nhiều ảnh hưởng đến việc học.

“Có hôm làm tăng ca rất mệt, sáng đi học chiều về làm đến 23 giờ, thực sự không còn thời gian để học” - Kiệm chia sẻ.

Theo (Nguoiduatin.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIỚI THIỆU Đắk Lắk

Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây