Khi doanh nghiệp không mặn mà đầu tư vào nông nghiệp
Trước ý kiến cho rằng,đa số doanh nghiệp lớn và cả doanh nghiệp FDI cũng không mặn mà khi đầu tư vào nông nghiệp, nhất là đầu tư vào các địa bàn vùng sâu, vùng xa, Bộ trưởng Phát cho biết, Bộ sẽ kiến nghị với Chính phủ những biện pháp mạnh hơn, để khuyến khích doanh nghiệp.
Theo Bộ trưởng, nông nghiệp là khu vực có rủi ro cao, không chỉ liên quan đến những biến động trên thị trường mà còn liên quan đến dịch bệnh, thiên tai và nhiều yếu tố khác. Chính vì thế, Chính phủ đã có nhiều chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này như miễn giảm thuế, tiền thuê đất, giúp đỡ cơ sở hạ tầng.
Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, Chính phủ đã ban hành Nghị định 61 về những chính sách khuyến khích đặc biệt đối với doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn. Hiện nay, các Bộ, ngành và địa phương đang triển khai thực hiện Nghị định này.
Tuy nhiên, những kết quả ban đầu cũng cho thấy, việc thực hiện còn chậm. Do vậy, “chúng tôi đang tiếp tục theo dõi, từ đó những kiến nghị với Chính phủ những biện pháp mạnh hơn, khuyến khích doanh nghiệp về với nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.
Cũng liên quan tới vấn đề đầu tư trong nông nghiệp, có ý kiến cho biết,vấn đề tiêu thụ sản phẩm của dự án chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi. Trước ý kiến này, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định “cần phải điều chỉnh”.
Theo Bộ trưởng, việc một số dự án được triển khai nhằm giúp đỡ bà con nông dân phát triển sản xuất nhưng chưa quan tâm đúng mức đến đầu ra là một khiếm khuyết lớn, cần phải điều chỉnh.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng khẳng định, trong điều kiện hiện nay, tất cả các hoạt động sản xuất phải bắt đầu từ thị trường, chỉ có thể sản xuất khi làm rõ thị trường và chúng ta không thể làm ngược lại.
Ngoài ra, Bộ trưởng cũng cho biết, chủ trương của Đảng và Nhà nước về thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn. Chính phủ đã triển khai nhiều biện pháp, trong đó có giải pháp quan trọng là thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cụ thể, cứ sau 5 năm, đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn tăng gấp đôi. Giai đoạn 2006 - 2010, Chính phủ bố trí 47% nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách và trái phiếu Chính phủ để dành cho nông nghiệp, nông thôn, riêng vốn đầu tư qua Bộ giai đoạn 2006 - 2011 đã tăng 2,2 lần.
“Đồng thời với việc tăng vốn đầu tư, Chính phủ đã chỉ đạo hàng loạt cơ chế chính sách triển khai trên diện rộng, nhiều chính sách đã đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng to lớn”, Bộ trưởng cho biết.
Nông thôn mới: không thực hiện một cách máy móc.
Khẳng định rằng, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới chất lượng đời sống của nhân dân, Bộ trưởng Phát cho biết, hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo thực hiện chương trình mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo nhằm giúp doanh nghiệp có điều kiện tăng mua và tạo ra nhu cầu trên thị trường, góp phần duy trì giá, thậm chí tăng giá thu mua lúa cho nông dân. Thực tế, dù mới triển khai, nhưng giá lúa tại đồng bằng sông Cửu Long đã nhích lên.
Để giúp bà con nông dân tăng thu nhập, thu nhập ổn định, Chính phủ đang tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ khác.
Đối với những người trồng lúa, Chính phủ đang tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện các công trình thủy lợi, đảm bảo sản xuất ổn định, tiếp tục đầu tư, nghiên cứu, chuyển giao cho nông dân những giống mới có năng suất, chất lượng cao hơn, có giá bán tốt hơn, đầu tư cho khâu sau thu hoạch như kho tàng và các máy móc, giúp cho bà con nông dân sản xuất hiệu quả hơn, giảm tổn thất sau thu hoạch.
Chính sách thu mua lúa không hỗ trợ trực tiếp cho nông dân nhưng Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp, để doanh nghiệp hỗ trợ nông dân.
Cùng với đó, Bộ trưởng cho biết, theo nghiên cứu, 12% sản lượng lúa bị tổn thất qua nhiều khâu. Do đó, Chính phủ đã có chủ trương, chính sách dành riêng để hỗ trợ bà con giảm tốn thất sau thu hoạch.
Thực hiện chủ trương này của Chính phủ, từ 2004-2008 đã có hơn 30 tỉnh thành hỗ trợ tín dụng cho bà con nông dân để mua máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp với mức hỗ trợ từ 70-80% giá trị máy, hỗ trợ lãi suất từ 50 đến 100%. Năm 2009-2010, trong gói kích cầu, Nhà nước cũng dành hơn 2.000 tỷ đồng hỗ trợ cho nông dân.
Từ năm 2010 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 63 về chính sách giảm tốn thất sau thu hoạch, hỗ trợ nông dân mua các máy móc, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kho tàng để tạm trữ lúa.
Ngoài ra, việc đầu tư cơ sở hạ tầng ở nông thôn là vấn đề lớn, yêu cầu nhiều công sức cũng như vốn đầu tư. Bộ trưởng cho biết, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã huy động nhiều nguồn để hỗ trợ cho các vùng nông thôn, nhờ vậy bộ mặt nông thôn đã có những thay đổi, nhưng so với nhu cầu của sản xuất, của đời sống vẫn còn nhiều việc phải làm.
Về chính sách bao tiêu sản phẩm, theo cơ chế hiện nay, Nhà nước không trực tiếp bao tiêu các loại nông sản mà thực hiện theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, để hỗ trợ cho nông dân, Nhà nước thực hiện nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp ký hợp đồng với nông dân để bà con có đầu ra ổn định hơn. Gần đây nhất, Bộ đang phối hợp với các địa phương thực hiện chủ trương xây dựng cánh đồng mẫu lớn, cũng là một trong những cách tạo đầu ra ổn định cho nông dân.
Mặt khác, chúng tôi đang tiếp tục triển khai việc tăng cường thông tin về thị trường để nông dân hiểu rõ hơn, từ đó sản xuất phù hợp hơn với nhu cầu thị trường, có thu nhập ổn định hơn.
Về giống cây trồng vật nuôi, việc cung cấp giống được tiến hành theo cơ chế thị trường, Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh giống. Vấn đề đặt ra là phải quản lý chặt chẽ, đảm bảo các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, cung ứng giống có chất lượng tốt.
Về các tiêu chí nông thôn mới, Bộ trưởng cho hay, hiện nay mới đang bắt đầu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia, Thủ tướng Chỉnh phủ đã ban hành quy định về 19 tiêu chí nông thôn mới, với 39 tiêu chí phụ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương căn cứ vào tiêu chí đó, xác định những nội dung thiết thực nhất cho bà con, phù hợp với hoàn cảnh địa phương, từ đó huy động vốn để tổ chức triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, “không nhất thiết phải phá bỏ những gì chúng ta đang có, ngược lại cần tận dụng những gì đang có. Tức là các địa phương phải rất linh hoạt, chúng ta hướng tới việc mang lại một cuộc sống tốt hơn cho bà con, chứ không phải chỉ hướng tới đạt những tiêu chí một cách máy móc”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Nhà nước không thể giữ rừng nếu nỗ lực một cách đơn phương
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, phá rừng trái pháp luật là vấn đề rất bức xúc trong xã hội. Thực tế, nhiều năm qua, tình hinh phá rừng trên phạm vi cả nước nói chung đã giảm xuống. Tuy nhiên, tại một số địa phương, nhất là Tây Nguyên, tình hình phá rừng vẫn diễn ra khá gay gắt.
Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 1685 ngày 27/9/2011 và gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 07 ngày 8/2/2012 về các cơ chế chính sách để tăng cường bảo vệ rừng.
Trước vấn nạn phá rừng, Bộ trưởng thẳng thắn: “Phải nói rằng, trách nhiệm trước hết của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước Đảng, trước Quốc hội, Chính phủ, trước nhân dân. Nhưng để thực hiện, chúng tôi cũng cần sự ủng hộ và hợ trợ của các bộ ngành, đặc biệt là của các đồng chí ở cấp cơ sở”.
Tuy nhiên, Nhà nước không thể giữ rừng nếu nỗ lực một cách đơn phương. Vì vậy, để bảo vệ được rừng, trước hết phải có cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho bà con nông dân sống gần rừng tham gia bảo vệ rừng với Nhà nước.
Cách thứ nhất là chính sách giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng, hiện nay Chính phủ đang giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, đề xuất chính sách để nhân dân có thể hưởng lợi từ rừng, coi rừng cũng như là của mình để bảo vệ và hưởng lợi từ rừng.
Mặt khác, nhiều bà con nông dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống, Chính phủ có chính sách giúp bà con nông dân xóa đói, giảm nghèo, phát triển sản xuất, có thu nhập từ nguồn khác thay vì phải trông đợi nhiều vào rừng.
Ngoài ra, tại buổi giao lưu trực tuyến này, rất nhiều vấn đề “nóng” khác trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn như: gia hạn đất nông nghiệp, vấn đề lãng phí đất nông nghiệp, vụ chất tạo nạc… được nhân dân quan tâm đặt câu hỏi. Trong thời gian có hạn của chương trình, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã trả lời ngắn gọn và khá đầy đủ, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân.
Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...