"Tại các đô thị lớn ở Việt Nam, ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới hoạt động của người dân mọi lúc, mọi nơi, nhất là thủ đô Hà Nội. Đây là một trong những thành phố ô nhiễm nhất châu Á, và thành phố ô nhiễm nhất khu vực Đông Nam Á", ông Jacques Moussafir, công ty ARIA Technologies nước Pháp cảnh báo.
ARIA Technologies là công ty chuyên cung cấp giải pháp phần mềm tính toán, mô phỏng ô nhiễm môi trường không khí và hỗ trợ dự báo khí tượng.
Hình ảnh Hà Nội chìm trong khói bụi |
Theo ông Jacques Moussafir, nguồn gây ra ô nhiễm chính là giao thông, thể hiện ở hàm lượng bụi PM10 cao gấp 4 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. PM10 là loại hạt vật chất cỡ rất nhỏ bay lơ lửng trong không khí, có thể xuyên qua các loại khẩu trang thường để lọt vào và nằm lại trong phổi, gây bệnh cho hệ thống hô hấp.
Số liệu thống kê của công ty trên cho thấy, mỗi năm Hà Nội có tốc độ tăng bình quân các phương tiện giao thông từ 12% – 15%, các phương tiện này góp phần lớn vào lượng phát thải độc hại như SO2, NOx.
"Mức độ ô nhiễm của Hà Nội tương đương thành phố Dehil và Karachi, hai trong 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới", ông Moussafir cho biết trong hội thảo về môi trường đô thị diễn ra hôm qua.
Còn theo số liệu của Trung tâm quan trắc môi trường, Tổng cục môi trường Việt Nam, tại nhiều nút giao thông như Kim Liên- Giải Phóng, Phùng Hưng - Hà Đông, những khu vực đông dân cư, nồng độ bụi thường cao hơn mức cho phép, có lúc lên gấp 7 lần. Các khí ô nhiễm khác như C0, S02 dưới tiêu chuẩn, nhưng đang có xu hướng tăng.
"Nguồn ô nhiễm từ hoạt động giao thông chiếm tới 70% tỷ lệ nguồn gây ô nhiễm ở Hà Nội. Các nguồn gây ô nhiễm khác là hoạt động từ làng nghề tái chế, khu vực xây dựng", ông Nguyễn Văn Thùy, quyền giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường nhận định.
"Nếu không có biện pháp giảm thiểu, nồng độ bụi ở Hà Nội sẽ tăng lên tới 200 mg/m3, gấp 10 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới", ông Jacques Moussafir lưu ý.
Để cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội, các chuyên gia đề nghị, cần giảm phương tiện giao thông cá nhân, tăng tỷ lệ người tham gia phương tiện công cộng.
"Chúng ta cần mạng lưới giao thông công cộng hiện đại, ít gây ô nhiễm hơn là phương tiện cá nhân chúng ta đang sử dụng", ông Bernard Favre, công ty ARIA Technologies nói.
Ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường cho rằng Việt Nam cần học Bangkok, Thái Lan để phát triển hệ thống tàu điện trên cao và tàu điện ngầm trong việc cải thiện vấn đề không khí.
"Trước mắt, Hà Nội cần xây dựng hệ thống quan trắc môi trường dày đặc hơn, ít nhất là 10 trạm quan trắc. Hiện Hà Nội mới chỉ có hai trạm quan trắc chất lượng không khí", ông Tùng nói.
Ngoài ra, các chuyên gia khác đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng không khí ở Hà Nội như cần tuyên truyền người dân giảm thiếu đun nấu bằng than, tăng sử dụng năng lượng mặt trời.
"Nếu chất lượng không khí ở Hà Nội và các thành phố lớn ở Việt Nam tiếp tục đi xuống, các trường hợp nhiễm bệnh sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020", ông Mousafir cảnh báo.
Mới đây, kết quả công bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos cho thấy, Việt Nam nằm trong 10 quốc gia có môi trường không khí tệ nhất thế giới, đứng thứ 123 trong tổng số 132 nước.
(Theo VnExpress)
Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...