Chăm Sóc cà Phê trái non

Chủ nhật - 03/02/2013 22:21

Ảnh Minh Họa

Ảnh Minh Họa
Thông thường vào mùa mưa, cà phê thường được cung cấp nước tưới dồi dào, sẽ thúc đẩy quá trình sinh trưởng mạnh mẽ của cây, nhưng đồng thời cũng thúc đẩy quá trình phát triển tự nhiên, sinh lý, cũng như bệnh lý một cách nhanh chóng hơn. Trong đó, có 1 hiện tượng mà người trồng cà phê không bao giờ mong muốn nhưng lại thường xuyên xảy ra, đó là hiện tượng rụng quả non, quả xanh hàng loạt.
 Và để có giải pháp khắc phục từ đầu mùa mưa, xin được giới thiệu với bà con cách chăm sóc cà phê giai đoạn quả non.
Mùa khô ở Tây Nguyên rất khắc nghiệt, kéo dài tới 6 tháng, làm cho lá cà phê bị rụng do gió, đặc biệt là do các loại bệnh như rỉ sắt, nấm hồng, đốm mắt cua, làm cho lá cà phê rụng nhanh và nhiều hơn.


Bước vào mùa mưa, quả cà phê lớn rất nhanh, do đó lượng dinh dưỡng cần để cung cấp cho cây cà phê là rất lớn. Song lượng dinh dưỡng được lấy chủ yếu của cây cà phê là từ rễ và lá quang hợp. Trong khi đó, ở giai đoạn này, cây cà phê mới ra lá non, không những không quang hợp được mà còn lấy dinh dưỡng từ cây. Mặt khác, các lá già còn lại bị nhiễm bệnh, dẫn đến quang hợp rất kém. Vì vậy, lượng dinh dưỡng không đủ để trái cà phê phát triển, cũng như ra cành dự trữ cho vụ tiếp theo.

Vì vậy, bắt buộc quả cà phê phải rụng bớt để duy trì sự sống cho cây cà phê. Do đó, trong giai đoạn quả non, hiện tượng rụng quả cùng với nấm bệnh xuất hiện như nấm hồng, rỉ sắt, lở cỗ rễ, khiến cho nông dân trồng cà phê rất lo lắng.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, quá trình phát triển của cây cà phê được chia ra làm nhiều giai đoạn, trong đó, giai đoạn phát triển quả non là một trong những giai đoạn quan trọng nhất. Giai đoạn này quả cà phê cần lượng dinh dưỡng cao, hơn nữa thời điểm này, các loại dịch hại, đặc biệt là nấm bệnh tấn công nhiều nhất, vì vậy việc chăm sóc và bảo vệ cây cà phê giai đoạn này là hết sức quan trọng nhằm hạn chế tối đa hiện tượng rụng quả cà phê. Ngoài ra đây cũng là giai đoạn chăm sóc quan trọng để quyết định đến năng suất cũng như chất lượng hạt cà phê.

Tuy rằng giai đoạn này thời tiết khí hậu thuận lợi cho cây cà phê, nhưng đồng thời, nó cũng thuận lợi cho các sâu bệnh sẽ phát sinh phát triển trong mùa này. Hai vấn đề này, bà con phải đặc biệt quan tâm. Vậy thì, trong khâu kỹ thuật canh tác giúp cho cây cà phê có năng suất cao cũng như chất lượng tốt trong giai đoạn này, đầu tiên và đặc biệt quan tâm phải là phân bón.

Phân bón trong giai đoạn này, bà con chú ý bón theo nguyên tắc là bón đúng: đúng loại phân, đúng liều lượng, đúng phương pháp và đúng thời điểm. Và trong cái đúng loại phân thì bà con phải chú ý là phải có loại phân hữu cơ, và trong hữu cơ đó có loại phân hữu cơ vi sinh thì rất là tốt, vì lâu nay chúng ta dùng phân hóa học rất là nhiều, nó là một biện pháp tốt để tăng năng suất nhưng mặt xấu của nó là ảnh hưởng đến đất đai và thoái hóa, nên bà con phải chú trọng bón phân hữu cơ và đặc biệt là phân hữu cơ vi sinh. Và bắt đầu vào mùa mưa, bà con phải bón đợt phân đầu tiên, để giúp có quả cà phê phát triển tối đa về mặt thể tích, để sau này nó tạo tiền đề cho nhân to.

Một biện pháp kỹ thuật nữa tác động đến năng suất và chất lượng cây cà phê đó là phòng trừ sâu bệnh. Đầu mùa mưa bà con thấy là một số sâu bệnh bắt đầu bùng phát lên, đặc biệt là các bệnh rỉ sắt, bệnh nấm hồng, bệnh đóm mắt cua; về sâu thì có rệp sáp hại quả, mọt đục cành. Vậy thì trong giai đoạn này bà con phải làm sao để phòng trừ được những sâu bệnh đó, để giữ cho cây cà phê có bộ lá có tuổi thọ dài, để giúp cho cây quang hợp, tích lũy chất, cũng như tạo sức sống cho cây là hút dinh dưỡng từ đất lên tốt. Vì vậy, trong điều kiện đó, nếu bà con bảo vệ thực vật được tốt thì giúp cho bộ lá tốt, cây phát triển tốt thì chắc chắn là năng suất và chất lượng trong năm sẽ đạt được tốt.

Để giảm bớt hiện tượng rụng quả cà phê khi vào mùa mưa, ngoài vấn đề bổ sung dinh dưỡng hợp lý, có biện pháp chăm sóc vườn cà phê phù hợp, thì yêu cầu người trồng cà phê cần phải giữ được bộ lá sạch bệnh bằng biện pháp bảo vệ thực vật. Tuy nhiên,  nên phun phòng bệnh hoặc bệnh mới chớm xuất hiện bằng thuốc trừ bệnh, tránh trường hợp để cây cà phê bị bệnh nặng rồi mới tìm đến thuốc phun thì hiệu quả chữa bệnh không cao mà còn tăng chi phí thuốc bảo vệ thực vật. Và bà con nông dân cần lưu ý đến liều lượng thuốc sử dụng hợp lý để bảo vệ trái non đầu vụ. Đây là giai đoạn rất nhạy cảm của cây cà phê và có ảnh hưởng quan trọng đến năng suất, chất lượng, mức độ chín tập trung của cà phê.

Ngoài 2 biện pháp là bón phân và bảo vệ thực vật tốt, bà con cũng nên để ý một số biện pháp canh tác khác đó là: đầu mùa mưa bà con phải rong tỉa cây che bóng, phải cắt bỏ đánh chồi vượt, cắt bỏ các cành tăm, làm cỏ, ngoài ra, nếu bà con có công lao động, có thể sự dụng biện pháp ép xanh, tức là tận dụng tất cả các tàn dư thực vật từ cây cà phê, từ cây che bóng, từ cây thảm phủ để ép xanh, đó là lượng phân hữu cơ rất tốt.

Bước vào mùa mưa, khi quả cà phê bắt đầu tăng nhanh về kích thước, cùng lúc đó, có sự tăng trưởng nhanh của cành, chồi trên cây cà phê, do vậy người trồng cà phê cần cung cấp đầy đủ, hợp lý các nguyên tố dinh dưỡng theo đúng nhu cầu, giai đoạn đầu nuôi trái. Bên cạnh đó, song song với việc cung cấp dinh dưỡng, cũng cần phải quan tâm đến điều kiện ánh sáng, sâu bệnh và cỏ dại, cần điều tiết ánh sáng phù hợp với tình trạng sinh lý của cây để cây vừa nuôi quả tốt, vừa tạo ra bộ khung cành dự trữ khỏe mạnh cho năm tiếp theo.

Bên cạnh việc bổ sung nguồn dinh dưỡng hợp lý, cần tiến hành vệ sinh đồng ruộng để cây cà phê quang hợp, tiếp nhận ánh sánh phát triển tốt, đồng thời quản lý dịch hại trên cây trồng. Khi cây cà phê khỏe mạnh cũng có nghĩa là đề kháng tốt với các loại dịch hại cũng như sự thay đổi thất thường của thời tiết và cho năng suất cao, tăng cành dự trữ khỏe mạnh cho những năm tiếp theo.

Ngoài ra, bà con có thể sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái để bổ sung dinh dưỡng và những khoáng chất thiết yếu cho cây cà phê. Với 18 loại axit amin, cùng với những khoáng chất đa lượng, trung – vi lượng kết hợp với các thành phần Vitamin, men sinh học và các chủng vi sinh vật hữu ích có trong chai chế phẩm, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây cà phê, giúp cây cà phê phát triển tốt, hạn chế hiện tượng rụng quả non, quả xanh. Ngoài ra, chế phẩm này còn giúp cho cây cà phê nâng cao sức đề kháng, kháng được những dịch bệnh gây hại trên cây cà phê, và tăng sức chống chịu với các điều kiện khắc nghiệt của môi trường.

Chỉ cần sử dụng 10ml sản phẩm hòa với 20 lít nước, phun đều dưới dạng sương mù trên bề mặt lá cây cà phê. Với 1 chai sản phẩm Vườn Sinh Thái dung tích 110ml, bà con có thể phun được cho diện tích 2. 500m2 .
Bà con có thể sử dụng chế phẩm này để phun lên bề mặt đất canh tác với liều lượng 110ml sản phẩm hòa với 200 lít nước, tưới đều lên diện tích đất canh tác, các vi sinh vật hữu ích trong đất sẽ cố định được nitơ chuyển hóa thành đạm, cung cấp cho cây trồng, ngoài ra, nó còn phân giải lân, kali, các hợp chất khó tan trong đất, chuyển hóa thành dạng hòa tan, giúp đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng cung cấp cho cây cà phê, và bà con cũng tiết kiệm được 20– 30% lượng phân bón tất cả các loại.
Bà con lưu ý phun chế phẩm vào sáng sớm hoặc chiều mát. Bà con cũng có thể phun chế phẩm chung với thuốc bảo vệ thực vật và các hóa chất độc hại khác.
Nếu bà con kết hợp 4 biện pháp: phân bón, bảo vệ thực vật, sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái và các biện pháp kỹ thuật canh tác, giúp cho cây cà phê phát huy hết tiềm năng của nó và tận dụng tất cả các điều kiện bên ngoài thì sẽ giúp bà con cải thiện được hiện tượng rụng quả non, phòng trừ các bệnh trong mùa mưa, dưỡng xanh bộ lá, kích thích ra cành mạnh, hạn chế hiện tượng năm được mùa, năm mất mùa, đảm bảo năng suất và chất lượng cho cây cà phê không những vụ này mà còn những vụ tiếp theo.
                                                                                                             Theo Phương Quyên

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIỚI THIỆU Đắk Lắk

Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây