Đại học không phải là nhất !

Thứ sáu - 27/07/2012 10:05

Minh họa

Minh họa
Đã có khoảng 2/3 trường ĐH công bố kết quả thi. Bên cạnh niềm vui của các thí sinh (TS) trúng tuyển, không ít người ngậm ngùi bởi không may mắn được bước chân vào giảng đường ĐH. Tuy nhiên, con đường công danh sự nghiệp chưa phải hết.

Chốc chốc bạn Thanh Lan (Bạch Mai, Hà Nội) lại thở dài khi nhìn vào kết quả thi vào Trường ĐH Y Hà Nội. Cái mức điểm dự kiến phải từ 20 điểm trở lên là quá xa đối với tổng điểm thi 3 môn của em là 18 điểm. Dù sức học luôn đạt loại khá, nhưng cô gái này chỉ có một quyết tâm duy nhất là trở thành bác sĩ. Vì vậy, mặc dù đây là năm thứ hai “trượt vỏ chuối” nhưng Lan vẫn quyết chí không đăng ký thêm nguyện vọng nào khác, tiếp tục ôn luyện để năm sau thi lại.


Không may mắn thành cử nhân, nhưng con đường sự nghiệp chưa thể "tắc" (Ảnh minh họa) 

Còn với ông chủ xưởng sửa xe Nguyễn Đức Cường (Thanh Trì, Hà Nội) lại khác. Chỉ mới năm ngoái thôi, do không đỗ ĐH, Cường quyết định đi học nghề lái xe, rồi xin làm cho một DN vận tải tư nhân. "Thế rồi thành ra yêu nghề, bám nghề" - Cường tâm sự. Sau một thời gian đi làm thuê, Cường xin nghỉ để đi học sửa ô tô. Lại mất 2 năm theo đuổi nghề và tiếp tục làm thuê, nhưng với niềm đam mê, anh trở thành một thợ cứng, thu nhập ổn định...

Theo anh Chu Tuấn Anh, GĐ Hệ thống đào tạo lập trình viên Quốc tế Aprotrain-Aptech, sau khi khi nhận được kết quả trượt ĐH thì có hai luồng tư duy rất rõ ràng. Đó là nhiều bạn rất đau buồn vì tại Việt Nam hiện nay, việc thi ĐH là cực kỳ quan trọng và hàng năm chúng ta vẫn chứng kiến có một số bạn tuyệt vọng đến mức tìm đến những kết cục rất xấu. Thứ hai là các bạn tìm cho mình những lựa chọn khác để từ đó vững bước cho cuộc sống.

Bên cạnh đó, đã từng có những cuộc thi như "Chọn nghề cùng bạn" và qua những buổi tư vấn hướng nghiệp, nhiều TS tham gia nhưng không hề biết mình sẽ làm gì nếu thi đỗ và tốt nghiệp ĐH. Thậm chí, nhiều TS chỉ thi ĐH nhằm giải phóng áp lực của cha mẹ, của xã hội, ra trường làm gì lại là chuyện khác.

 

"Ngành giáo dục đang nghiên cứu để thành lập trung tâm tư vấn và hướng nghiệp mang tính chuyên nghiệp như ở nhiều nước. Đây sẽ là “bà đỡ” cho những bạn trẻ có ước mơ, khát khao sẵn sàng nỗ lực để hoàn thiện bản thân và quyết tâm đeo đuổi đam mê của mình, có thể đặt chân lên đỉnh vinh quang mà không cần phải học ĐH. Các em cần hiểu rằng, ĐH chỉ là một trong rất nhiều con đường đi đến đích thành công chứ không phải là duy nhất", ông Vinh nhắn nhủ.

Cũng có không ít TS bắt chước nhau chọn trường ĐH mà không hề nghĩ đến liệu bản thân mình có độ tương thích nhất định đối với yêu cầu công việc hay không? Nhận xét về vấn đề này, TS Trịnh Hòa Bình, Viện Xã hội học cho rằng, đây là kiểu chọn nghề "mì ăn liền". Kết quả của xu hướng này là các học sinh đã hy sinh cả sở thích của mình mà vẫn không chọn đúng ngành nghề theo học. Thậm chí, nhiều em không đánh giá được đúng học lực của mình, dễ nảy sinh tâm lý buồn chán khi không đạt kết quả như mong muốn.

Ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT đồng tình chia sẻ: Hiện tại mảng tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường chưa được chú ý đúng mức. Tại các tỉnh chưa có trung tâm tư vấn hướng nghiệp. Vào ĐH không phải là con đường duy nhất bởi nếu không đủ năng lực, bạn có thể học trung cấp hay cao đẳng, hoặc học các trường nghề. Đây cũng là những nơi đào tạo nhân lực cho đất nước. Chỉ cần bạn có khả năng làm được việc thì dù học ở đâu cũng không phải là điều quan trọng nhất. Và, khi đã vững nghề, có việc làm ổn định, có thể học cao hơn nữa.

Thực tế, hiện nay có rất nhiều những chương trình đào tạo đã tạo được uy tín cũng như những khóa sinh viên chất lượng. Điểm đặc biệt là những trung tâm đào tạo này đã có sự chú trọng phát triển những nguồn nhân lực hết sức hữu ích cho xã hội. Đó là nguồn nhân lực mà hiện tại xã hội đang cần và rất cần.
Ngồn BNN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất vượt trội

Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây