Với ý tưởng vừa diệt chuột vừa hỗ trợ nông dân Việt Nam nuôi chuột nhằm tăng hiệu quả kinh tế, ông Phan Kim Giỏi (kiều bào ở Mỹ) xây dựng trang trại nuôi chuột theo mô hình “bẫy sinh học” mà ông học được từ cách làm của Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (FAO) ở Ấn Độ.
Trang trại nuôi chuột của ông Giỏi gây lo lắng cho người dân làm ruộng xung quanh vì sợ chuột thoát ra ngoài cắn phá lúa”. (Ông Lâm Văn Bá, Phó chủ tịch UBND thị trấn Tịnh Biên, An Giang). |
Đang thử nghiệm, chưa xin phép
Ngày 22/7, chúng tôi có mặt tại trang trại nuôi chuột rộng 10.000m2 của ông Giỏi (khóm Xuân Bình, thị trấn Tịnh Biên). Tại đây, một nhóm sinh viên tình nguyện cùng lực lượng dân quân thị trấn Tịnh Biên đang bì bõm dưới nước vớt xác chuột chết. Khắp nơi bốc mùi hôi thối nồng nặc. Anh Nguyễn Văn Na, quản lý trang trại, cho biết tại thời điểm bị đoàn cưỡng chế của UBND thị trấn Tịnh Biên vào tiêu diệt (ngày 17 và 18/7), ước lượng có khoảng 9 tấn chuột trong trang trại. “Họ bơm nước ngập hết trang trại với ý định đuổi chuột ra ngoài nhưng lại khiến chúng hoảng sợ, chui rút vào hang. Sau đó, họ ném khí đá xuống nước làm chuột chết luôn trong hang. Số chuột bắt được thực tế chỉ bằng 1/10 so với số chuột chết”, anh Na nhận xét.
Lực lượng sinh viên tình nguyện vất vả vớt xác chuột chết vào sáng 20/7. Ảnh: Ngô Đặng. |
Chưa hợp tình, lý
Trong khi trang trại đang hoạt động, ngày 5/6/2012, Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Tịnh Biên đến kiểm tra và lập biên bản yêu cầu ông Giỏi không được thả thêm chuột giống, nếu để chuột thoát ra ngoài gây hại phải bồi thường, đồng thời buộc ông Giỏi đến ngày 15/10/2012 phải chấm dứt hoàn toàn việc nuôi chuột. Tuy nhiên, đến ngày 14/6, Phòng NN-PTNT huyện Tịnh Biên lại đến kiểm tra, cho rằng thời gian 4 tháng để xử lý việc nuôi chuột là “quá lâu”, nên rút xuống còn... 1 tháng. “Yêu cầu của cơ quan chức năng chúng tôi đều chấp hành, nhưng khi thu hoạch thì thương lái chê chuột nhỏ. Ngày 10/7, tôi làm đơn trình bày, xin cho thời gian thêm 1 tháng để chuột lớn, chúng tôi sẽ bán hết toàn bộ. Tuy nhiên, Phòng NN-PTNT và chính quyền địa phương không có phản hồi. Đùng một cái, ngày 17/7, họ kéo cả trăm người vào tiêu diệt chuột trong khi không có quyết định cưỡng chế (chỉ có công văn yêu cầu tiêu hủy của UBND tỉnh An Giang), cũng như không hề trao đổi với chủ trang trại về cách bắt chuột sao cho hiệu quả”, ông Giỏi bức xúc.
Ông Lâm Văn Bá, Phó chủ tịch UBND thị trấn Tịnh Biên, cho biết địa phương chỉ thực hiện cưỡng chế tiêu hủy chuột trong trang trại của ông Giỏi theo công văn ngày 16/7/2012, do Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang Huỳnh Thế Năng ký và công văn chỉ đạo của UBND huyện Tịnh Biên, chứ không có quyết định cưỡng chế cũng không có phương án bồi thường.
Tuy nhiên, các ý kiến của người dân làm ruộng xung quanh trang trại lại khác. “Tôi không phải vất vả lo thuốc chuột như mùa trước mà năng suất lúa lại cao hơn 2 bao/công (1.000m2). Những vụ trước, khi lúa mới sạ và trổ đòng là lo chuột cắn phá còn mùa này thì không. Chúng chui vô trang trại ông Năm Giỏi hết rồi”, ông Chau The, nông dân Khmer canh tác lúa cặp trang trại ông Giỏi, chia sẻ.
Từng nhiều năm làm công tác kiểm soát dịch bệnh, bác sĩ Huỳnh Văn Ngôn, thị xã Châu Đốc (An Giang), cho rằng từ trước đến nay, UBND tỉnh chỉ ra lệnh tiêu hủy khẩn cấp động vật trong vòng 24 giờ khi loài động vật đó đang là nguồn lây lan dịch bệnh không thể kiểm soát, hoặc chúng tràn ra phá hoại mùa màng. “Qua kiểm tra cho thấy đàn chuột trong trại ông Giỏi đang khỏe mạnh, không có bằng chứng cho thấy dịch bệnh. Đồng thời, công tác quản lý trang trại thực hiện tốt, không có ai phàn nàn tình trạng chuột thoát ra ngoài phá hoại lúa của họ. Lẽ ra tỉnh nên có cách xử lý bình tĩnh, hợp tình hợp lý hơn về trang trại này chứ không nên tiêu hủy khẩn cấp”, bác sĩ Ngôn nêu ý kiến.
Chiếc bẫy rất lý tưởng |
Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...