Đậu đỏ được trồng để lấy hạt nấu cơm ăn, quả và lá non dùng làm rau, hạt đậu nghiền thành bột dùng làm nhân bánh. Đặc biệt ở đậu đỏ rất giàu dược tính nên còn được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Theo đông y thì hạt đậu đỏ có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu ứ, dưỡng huyết, thanh hỏa độc, chữa viêm phù thận, trị bí tiểu, da vàng. Theo sách của đại danh y Tuệ Tĩnh: “Nam dược thần hiệu” thì đậu đỏ có vị ngọt chua, tính bình, không độc, về mặt dược tính kiêm cả công lẫn bổ; trị được các chứng mụn lở, thủy thũng, đi tả, đau buốt cơ thể, bế trướng trong thận, đái tháo, nôn mửa... Song trong sách “Bản thảo cửu hoang” của Hoàng Sơn Cốc có chép: hái lá non của cây đậu đỏ, rửa sạch, luộc chín, trộn với dầu và muối ăn rất bổ, thay được cơm gạo. Ăn đậu đỏ thường xuyên thì mắt sáng tỏ, trái đậu đỏ còn non luộc ăn cũng hay.
Sau đây là những phương thuốc trị liệu từ cây đậu đỏ, xin giới thiệu cụ thể để cùng tham khảo và có thể chọn lựa áp dụng sao cho thích hợp khi cần đạt hiệu quả như mong muốn.
* Giải say rượu: Dùng hạt đậu đỏ tán thành bột mịn rồi hòa với nước uống rất hiệu nghiệm.
* Chữa viêm gan vàng da, phù thũng, phù chân, đái dắt: Hạt đậu đỏ 50g, trần bì (vỏ quýt khô) 6g, thảo quả 6g, ớt 6g, cá chép tươi 1kg (con to). Cá chép đánh vẩy, bỏ vây, bỏ ruột, rửa sạch và cho đậu đỏ, trần bì, thảo quả, ớt vào bụng cá. Sau cho cá vào một bát to, nêm gia vị, gừng, hành, hồ tiêu, muối và đổ vào một bát nhỏ nước luộc gà rồi cho trong nồi mà hấp. Ban đầu lửa to cho đến sôi trong 30 phút, sau hạ lửa nhỏ đun tiếp 1 giờ nữa là được. Ăn nóng cùng ít ớt vừa miệng và rau thơm. Món ăn này rất công hiệu cho lợi thuỷ, tiêu phù.
* Chữa xơ gan cổ trướng: Đậu đỏ 40g, gạo tẻ ngon 200g, đường trắng 170g. Tất cả cho vào nồi cùng một ít bột thiên hoa phấn, nấu nhỏ lửa thành cháo, dùng để ăn trong ngày.
Trong sách “Dược liệu Trung Quốc” còn ghi các phương thuốc sử dụng đậu đỏ để trị liệu cho các chứng bệnh sau:
* Chữa chứng phù nề bắt đầu từ chân, sau chuyển vào bụng và toàn thân: Lấy đậu đỏ 1.000g, cho nước chừng 5 – 7lít, ninh nhừ, lọc lấy 4 lít nước đậu ninh này, cất đi. Hàng ngày ăn, uống nước đậu đỏ này, tuyệt đối không ăn các thức gì khác.
* Chữa đi tiểu liên tục, đái dầm: Lấy lá đậu đỏ nấu nước uống hoặc lấy lá tươi rửa sạch giã vắt lấy nước cốt uống.
* Chữa ruột, dạ dày thấp trệ, tiểu ít, nước tiểu vàng sẫm: Lấy đậu đỏ nấu cháo ăn, hoặc nấu riêng đậu đỏ hay nấu lẫn với các loại thịt ăn cũng được.
* Làm hạ nhiệt, hạ huyết, nhiệt do ăn phải thực phẩm gây nóng: Dùng hạt đậu đỏ tán thành bột, cứ 30 phút lại uống 1 thìa canh bột này chiêu với nước sôi để nguội.
* Chữa quai bị ở trẻ: Dùng đậu đỏ nấu lấy nước uống hàng ngày, kết hợp lấy đậu đỏ xay nhỏ mịn, trộn với mật ong để phết lên nơi sưng đau rất mau khỏi.
* Chữa tắc tia sữa hay sau sinh không có sữa: Lấy đậu đỏ nấu nước uống liền vài ngày rất hiệu quả. Thuốc này còn dùng cho phụ nữ bị ung nhọt ở vú.
* Chữa bụng bị cổ trướng: Hạt đậu đỏ 600g, rễ cỏ tranh 1 nắm. Cho rễ cỏ tranh nấu cùng đậu đỏ, đổ 1.500ml, đun đến khi nước cạn đậu chin nhừ thì bỏ rễ cỏ tranh, dùng đậu này ăn có tác dụng lợi tiểu làm tiêu nước trong bụng báng (cổ trướng).
Sách “Nam dược thần hiệu” của danh y Tuệ Tĩnh cũng có những phương thuốc chữa trị sau.
* Chữa sản phụ sau sinh mắt nhắm nghiền không muốn mở, người bải hoải phát phiền: Lấy hạt đậu đỏ tán bột dùng uống hàng ngày, liều mỗi ngày 6 – 8g hoà với nước đun sôi để uống.
* Chữa mang tai nổi đỏ sưng cứng, nổi cục rất đau nhức do phong độc tụ lại mà thành. Lấy 1 vốc tay hạt đậu đỏ nghiền thành bột, trộn một phần với mật ong rồi rịt vào nơi đau. Chỉ 1 đến 2 lần qua đêm là tan, rất hay.
* Chữa mụn nhọt, đinh độc: Lấy đậu đỏ tán thành bột, hoà với nước đem đắp vào chỗ đau rất hiệu nghiệm.
Theo BNN
Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...