Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Vicofa chia sẻ: “Ngành cà phê phát triển, kém bền vững, sản xuất – kinh doanh cà phê tiềm ẩn không ít rủi ro, tình trạng trồng cà phê tự phát ở một số nơi, gây lãng phí vốn đầu tư, thoái hóa đất, cạn kiệt nguồn nước ngầm, giảm diện tích rừng, suy thoái môi trường. Từ năm 2000 đến 2011 chỉ số cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu của nước ta giảm rõ rệt do chất lượng thấp, chi phí sản xuất tăng, giá thành cà phê ở mức cao.
Bên cạnh đó, hiện tượng tranh mua, tranh bán vẫn phổ biến, nông dân “thất hứa” với các Doanh nghiệp thu mua nguyên liệu, dẫn tới thực tế, nhiều nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng khoảng 30% công suất so với năng lực sản xuất”.
Nhằm cải thiện sự lộn xộn trong việc mua bán cũng như giúp nông dân được hưởng lợi từ việc bán cà phê nguyên liệu, Doanh nghiệp và người nông dân phải hành động thế nào, thưa ông ?
Giai đoạn 2011 – 2020 và đến 2030 sản xuất cà phê tập trung vào tăng chất lượng (vườn cà phê, quả và nhân cà phê). Hơn nữa, xu thế thị trường tiêu thụ cà phê đòi hỏi phải có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý và chứng chỉ xác nhận an toàn chất lượng.
Đối với Doanh nghiệp, để giảm thiểu việc tranh mua, tranh bán, cần đầu tư dài hơi cho vùng nguyên liệu, thuê lại vùng đất để đầu tư từ đầu từ vốn, phân bón và kỹ thuật chăm sóc cà phê, đảm bảo môi trường… đòi hỏi các Doanh nghiệp có vốn, kinh nghiệm và đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại; thanh lọc dần các Doanh nghiệp yếu kém, không đủ năng lực sản xuất, chỉ làm ăn theo kiểu chụp giật, thu mua cà phê giá nhỉnh hơn đôi chút nhưng chất lượng không bảo đảm, việc thu mua không ổn định.
Các địa phương cần “vào cuộc” tích cực rà soát ngay lại thực trạng các cơ sở chế biến cà phê; xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất kinh doanh cà phê vi phạm, không đảm bảo môi trường; cương quyết loại bỏ, ngừng đầu tư cơ sở chế biến mới ở những nơi đã có nhà máy sản xuất đủ vùng nguyên liệu. Đồng thời, tăng cường “sự chung thủy” của người trồng cà phê bằng cách nâng cao ý thức của họ trong việc gắn bó với các nhà máy sản xuất bằng việc tư vấn, hỗ trợ kiến thức khoa học kỹ thuật nuôi trồng, phân bón … và bằng uy tín của chính Doanh nghiệp trong việc thu mua cà phê ổn định, thanh toán nhanh và đầy đủ cho bà con.
Theo ông , ngành cà phê hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, cần “công cụ” nào để vận hành?
Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) đang nghiên cứu đề xuất Chính phủ ban hành “Chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ cà phê chất lượng cao thuộc địa bàn trọng điểm phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam”; triển khai thực hiện chương trình trẻ hóa vườn cà phê bằng trồng tái canh đối với vườn cà phê già cỗi theo đúng quy trình kỹ thuật và ứng dụng giải pháp kỹ thuật ghép cải tạo bằng giống cà phê chất lượng cao; khuyến cáo các địa phương cần quản lý, kiểm tra, giám sát, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện kinh doanh sản phẩm cà phê vi phạm pháp luật, tiến hành xử lý nghiêm theo quy định hiện hành đối với thương lái và đại lý thu mua cà phê vi phạm quy định…
Từ đó, liên kết giữa các nông hộ, trang trại sản xuất cà phê với Doanh nghiệp chế biến cà phê nhân xuất khẩu và chế biến cà phê tiêu dùng chất lượng cao…giảm thiểu tối đa việc tranh mua, tranh bán, xóa dần “hình ảnh xấu” trong việc kinh doanh cà phê ở Việt Nam.
Theo Báo Pháp luật Việt Nam
Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...