Muốn bán dừa phải "vặt sạch!"

Thứ tư - 01/08/2012 19:06

Minh họa

Minh họa
Gần đây, thương lái Trung Quốc đặt hàng thu mua triệt để sản phẩm dừa tại Phú Yên, từ dừa nạo đến dừa khô..., nông dân đang bí đầu ra nên đổ xô bán cả dừa non. Trước thực trạng này, các ngành chức năng không khỏi lo ngại, thu hoạch theo kiểu vắt kiệt sức thì cây dừa mau lão hóa, sản lượng trái các năm sau giảm, thậm chí không ra trái.
 

Các vùng dừa xã Xuân Bình, Xuân Lộc, Xuân Tho 1, Xuân Thọ 2 và phường Xuân Đài (TX Sông Cầu) đang đến kỳ thu hoạch rộ, song nông dân không muốn hái vì dừa rớt giá thê thảm. Bà Nguyễn Thị Hải, xã Xuân Bình than vãn: “Dừa khô trái to 2.000 đồng/trái, còn trái nhỏ thương lái chê “dừa đẹt” bỏ khô chờ lên mộng. Tôi cũng như nhiều người dân ở đây sống trông chờ vào cây dừa, nay đành ngậm ngùi nhìn dừa không bán được, chất từng đống mặc mưa nắng”. Còn ông Võ Văn Bảy, ở xã Xuân Thọ 2 có gần 100 gốc dừa, mỗi lứa thu hoạch hàng ngàn trái. Mấy năm trước dừa được giá thu nhập gần 30 triệu đồng, riêng năm nay không đến 5 triệu đồng. Còn lại chất đống chờ giá”. Nhiều gia đình vườn dừa có đến 200-300 gốc (mỗi lứa thu hoạch gần 5.000 trái), số lượng dừa khô bị chê chất cao thành “núi”, gặp mưa gió thành đống “bầy nhầy” trước sân.

Để giải phóng những đống dừa khô, nhiều chủ vườn đã phải còng lưng cạo lấy cơm dừa phơi khô để bán cho chủ nậu ở Bình Định. Đồ mồ hôi dùng sức cạy 10 trái dừa chỉ thu được khoảng 2,5kg cơm dừa, với giá 6.000 đồng/kg, thu cả thảy 19.000 đồng. Tuy nhiên, ngồi cạo hàng ngàn trái biết bao giờ mới xong, còn thuê lao động lấy tiền đâu trả?

Theo Phòng Kinh tế TX Sông Cầu, tổng sản lượng mỗi kỳ thu hoạch dừa của địa phương khoảng 4,4 triệu trái, nhưng hiện lượng dừa được tiêu thụ chỉ mới gần một nửa sản lượng, số còn lại bà con vẫn đang cố chờ giá lên.

Thống kê của Sở NN-PTNT Phú Yên, toàn tỉnh hiện có 5.200ha dừa, riêng TX Sông Cầu có khoảng 1.200ha dừa với mật độ khoảng 220 gốc/ha. Lâu nay, việc tiêu thụ dừa phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch thông qua các thương lái.

Ông Đỗ Văn Chính, Trưởng phòng Kinh tế TX Sông Cầu cho biết, ngoài việc giá dừa khô liên tục rớt, bị thương lái ép khi mua… hiện còn có tình trạng các thương lái đang thu mua dừa theo hình thức “mua sạch”. Tức là, các vườn dừa muốn tiêu thụ được, chủ vườn phải đồng ý bán theo kiểu thu hoạch hết từ dừa khô đến dừa nạo và cả dừa non, trong đó dừa nạo được mua với giá cao gấp đôi. Chính vì thế người trồng dừa vét sạch vườn dừa để tiêu thụ hết lượng dừa khô còn tồn. Bà Nguyễn Thị Yến, ở xã Xuân Thọ 2 cho biết: “Buộc phải bán “sa cạ” để kèm theo số dừa khô còn lại trong nhà. Được đồng nào mừng đồng ấy”.

 Bà Trương Thị Hương, ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân) cho hay: “Tôi mới bán lứa dừa, khác với mọi khi người mua ra điều kiện hái sạch không “chừa” một trái dừa nào, kể cả trái non vừa đóng tớt (dừa nạo). Đấy, các anh nhìn lên ngọn dừa “trụi lủi!"

Ông Nguyễn Tấn Thi, Trưởng Trạm BVTV TX Sông Cầu phân tích: “Nếu thu hoạch theo kiểu vắt kiệt sức cây dừa như hiện nay thì cây dừa mau lão hóa (nông dân gọi là cõi). Tình trạng này kéo dài 1-2 năm, cây dừa mau xuống sức, sản lượng trái các năm sau giảm rõ rệt, thậm chí không ra trái hoặc ra trái rụng khi còn non. Đến lúc đó, cây dừa thất thu là cái chắc!”.

Box: Ông Lương Công Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TX Sông Cầu: “Dừa là cây trồng chủ lực là nguồn thu nhập chính của nhân dân. Thời gian qua TX Sông Cầu phát động phong trào trồng dừa phân tán vì dừa ở đây không những chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn là màu xanh phát triển du lịch.

Theo BNN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Cung cấp giống Tiêu Srilanka Ceylon Khoo

Cung cấp giống Tiêu Srilanka - Chuẩn giống Ceylon Khoo     Tiêu Srilanka - Chuẩn giống Ceylon Khoo chuỗi dài, sức đề kháng mạnh, bộ rễ khỏe, năng suất cao  

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây