Các thương nhân cho biết, thị trường cà phê giao ngay tại châu Âu đang chứng kiến các nhà rang xay đẩy mạnh mua hàng của Braxin. Các công ty đa quốc gia cũng chuyển hướng từ các nhà cung cấp khác sang thị trường Nam Mỹ này.
Nguyên nhân là do nguồn cung ở Braxin sắp sửa dồi dào bởi vụ thu hoạch 2012/13 dự kiến đạt sản lượng cao kỷ lục, kết hợp với giá cà phê arabica trên thị trường kỳ hạn đang ở mức thấp.
Giá cà phê giao sau trên thị trường New York đã chạm mức thấp 18 tháng hôm 16/4 vừa qua bởi kỳ vọng Braxin sẽ tung ra một lượng hàng lớn. Giá hiện đã rời mức thấp này, nhưng vẫn được xem là hấp dẫn với các nhà rang xay. Người trồng cà phê Braxin cũng muốn bán hơn trước khi mà đồng nội tệ đang yếu.
Hiện cà phê MTGBF của Braxin có giá trừ lùi 7 cent/lb so với kỳ hạn tháng 5 trên sàn New York, tăng so với mức trừ lùi 10 cent/lb của tuần trước.
Cà phê của Colombia, loại Excelso, trong khi đó vẫn đứng ở mức cao, với cộng 28 cent/lb so với giá giao tháng 5 tại New York. Tuần trước, mức cộng là 30 cent. Cà phê của nước này giữ được giá cao do chất lượng tốt, bên cạnh việc nguồn cung sụt giảm liên tục trong 3 năm vừa qua bởi thời tiết xấu và sâu bệnh gia tăng, kết hợp với chương trình thay mới cây trồng của chính phủ.
Cà phê robusta của Việt Nam, loại 2, 5% đen vỡ có giá trừ lùi 20 USD/tấn so với giá giao tháng 5 tại London, thấp hơn mức trừ lùi 10 USD của tuần trước. Các thương nhân cho biết lượng hàng của nước ta tung ra khá mạnh trong tháng 4 là lý do khiến giá hạ.
Cà phê của Indonesia cũng giảm, với loại 4, 80 lỗi, chỉ còn cộng 80 USD/tấn so với giá giao tháng 5 tại London. Tuần trước, mức cộng là 90 USD/tấn. Năm ngoái, cà phê của Indonesia có lúc đạt tới cộng 500 USD/tấn vì nhu cầu mạnh của nhà rang xay trong nước.
Theo TTVN
Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...