Năm 1955, cụ Nguyễn Danh Hành (xóm Đồng Ngoại, xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, nay thuộc TP Hà Nội) được Ủy ban Hành chính (nay là UBND) tỉnh Sơn Tây cấp “Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất” mang số 154. Theo giấy đó, cụ được sở hữu thửa đất mang số 154 gồm đất ở 1 sào 3 thước Bắc bộ và đất cấy rau (ao) 3 sào 2 thước Bắc bộ. Năm 1961-1962, khi lập bản đồ địa chính, cái ao được tách thành thửa 339, diện tích 1.274 m2, còn thửa đất ở vẫn mang số 154, tờ bản đồ số 6 bản đồ địa chính xã Cộng Hòa. Lúc này cụ Hành đã mất, con trai cụ là ông Nguyễn Danh Kỷ thừa kế hai thửa đất trên. Theo anh Nguyễn Danh Tân, con trai ông Kỷ, thì có một thời gian, ông nội anh rồi bố anh đã cho gia đình cụ Nguyễn Hữu Thư ở xóm Thọ cùng xã thả bèo nhờ trên một phần thửa ao số 339.
Năm 1991, ông Nguyễn Hữu Nhàn, con trai cụ Thư, có đơn tranh chấp cái ao đó với ông Kỷ, cho rằng trong cải cách ruộng đất, cụ Thư được chia một phần ao. Cùng với ông Nhàn, bà Xuân Thị Quắt, chị dâu ông Kỷ, cũng có đơn tranh chấp cũng với lý do trên. Cuộc tranh chấp hết sức căng thẳng. Năm 1992, UBND xã Cộng Hòa ra quyết định giải quyết, chia ao làm 3, ông Kỷ, ông Nhàn, bà Quắt mỗi người được sử dụng một phần ba.
Năm 1997, UBND huyện Quốc Oai có quyết định công nhận quyết định giải quyết của xã. Thấy bất công, ông Kỷ khiếu nại. Năm 2007, UBND huyện Quốc Oai có quyết định số 302/ QĐ-UNND giải quyết khiếu nại của ông Nguyễn Danh Kỷ, chia ao làm 2, ông Kỷ và ông Nhàn mỗi người được sử dụng một nửa. Quyết định của UBND huyện vừa được ban hành, bà Quắt chiếm luôn một phần ao, đổ đất xây dựng, xã và huyện không ngăn chặn nổi.
Nhận được đơn của anh Nguyễn Danh Tân (ông Nguyễn Danh Kỷ mất năm 2011), chúng tôi đã có buổi làm việc với UBND xã Cộng Hòa để xác minh nguồn gốc thửa ao trên. Sổ mục kê đất đai của xã năm 1961-1962 ghi thửa đất số 339 thuộc tờ bản đồ số 6, có chủ sử dụng là ba người Kỷ - Thư - Tỵ (ông Tỵ là chồng bà Quắt).
Anh Nguyễn Danh Tân bên cái ao đang tranh chấp
Trong sổ mục kê đất đai lập năm 1991, cái ao đó mang số thửa 125, tờ bản đồ số 3, diện tích 1.306 m2, có chủ sử dụng là Nguyễn Danh Kỷ, nhưng ở dòng “ghi chú” lại ghi thêm “Tỵ + Nhàn chung”. Trong sổ mục kê đất đai lập năm 1998, cái ao đó nằm trong số thửa 249, tờ bản đồ số 7, diện tích 2.059 m2 (cả diện tích ao và diện tích thổ cư của ông Nguyễn Danh Kỷ), có chủ sử dụng là “Kỷ + Nhàn”, nhưng phần ghi chú lại thêm “+ Tĩnh” (anh Tĩnh là con bà Quắt).
Như vậy là tài liệu địa chính của xã không thống nhất, khi thì ghi chủ sử dụng là cả 3 người, khi lại ghi chủ sử dụng chỉ là 1 người (ông Kỷ) còn 2 người kia chỉ được ghi ở phần ghi chú, khi thì chủ sử dụng là 2 người, còn người thứ 3 cũng chỉ được ghi chú. Lúc thì cái ao đứng số thửa riêng, lúc lại được gộp cả vào thổ cư của ông Kỷ.
Theo chúng tôi, trong tất cả các tài liệu địa chính, thì “Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất” (GCNQSHĐ, từ năm 1987 đến nay là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tức sổ đỏ) là tài liệu mang tính pháp lý cao nhất. Để cấp được một cuốn sổ đỏ cho dân, cơ quan chức năng và cơ quan có thẩm quyền phải tuân thủ những quy định rất khắt khe như đo vẽ, thẩm tra nguồn gốc thửa đất, lấy xác nhận của các hộ liền kề là không tranh chấp… GCNQSHĐ của cụ Hành được cấp năm 1955. Trong GCN, ngoài cụ Hành, không có tên ai khác được sử dụng chung cái ao đó. Ba thế hệ cụ Hành- ông Kỷ- anh Tân đều nộp thuế đất thửa ao đó suốt từ năm 1955 đến nay, 2 người kia không ai nộp cả.
Cũng theo đơn của anh Tân, thì năm 1987, khi UBND tỉnh chia đất 10% cho dân, do đang sử dụng cái ao nên gia đình anh đã phải trừ đi 255 m2 đất 10% (cứ 1 m2 đất 10% tương đương với 5 m2 đất ao). Còn sổ mục kê đất đai của xã Cộng Hòa được lập sau đó 6 năm (1961). Rất có thể lúc đó cụ Hành đang cho cụ Thư và ông Tỵ thả nhờ bèo, nên địa chính xã đã ghi người đang sử dụng thực tế (tức 3 người) vào sổ mục kê mà không phân biệt được người đang sử dụng đất khác với chủ sử dụng đất là ông Kỷ (cho đến nay, hầu hết địa chính cấp xã đều không được học hành bài bản, nên sai sót khá nhiều), rồi những lần lập sổ mục kê tiếp theo, địa chính cũng cứ theo sổ cũ mà điền vào.
Việc UBND huyện Quốc Oai giải quyết tranh chấp trên một cách “ba phải”, lúc thì chia ba, lúc lại chia hai cái ao, cũng là điều chưa thỏa đáng. Hiện tại, anh Nguyễn Danh Tân đã có đơn khởi kiện Quyết định số 302 nói trên của UBND huyện Quốc Oai ra TAND huyện Quốc Oai, yêu cầu tòa tuyên hủy Quyết định 302 của UBND huyện, công nhận quyền sử dụng toàn bộ cái ao có diện tích 1.274 m2 của gia đình anh. Tòa án đã nhận đơn và đang xem xét ra quyết định thụ lý vụ kiện.
Theo Báo Nông Nghiệp
Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...