Theo thông tin từ Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), hiện toàn hệ thống có khoảng 37,7 triệu tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân với tổng số dư gần 70.000 tỷ đồng. Nhiều người cho rằng, đang tồn tại sự bất công bằng khi số tiền này chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn 2%/năm, trong khi trần lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn hiện là 9%/năm. Chưa dừng lại, dù "ôm" một lượng tiền khổng lồ, nhà băng vẫn đòi thu phí giao dịch ATM nội mạng với lý do nghiệp vụ này đang chịu lỗ.
Các ngân hàng dễ khiến người dân dần "tẩy chay" ATM
Nhà băng "lợi dụng" tiền gửi ATM để... sinh lời
Cũng theo thông tin từ Vụ Thanh toán, tính đến cuối quý II, hệ thống đã có 13.920 thiết bị ATM trên cả nước. Số ATM này đã thực hiện gần 130 triệu giao dịch thanh toán với tổng giá trị giao dịch đạt gần 200.000 tỷ đồng. Hệ thống ATM hiện đang "ôm" một khối lượng tiền lên tới 68.512 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà băng đang được sử dụng lượng tiền dự trữ khổng lồ đề sinh lời. Không những thế, theo quy định tiền gửi thanh toán hiện chỉ được nhận lãi suất cao nhất 2%/năm, trong khi trần lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn hiện là 9%/năm. Giới chuyên gia cho rằng, ngân hàng "thừa khôn" để nắm đằng chuôi, tận dụng nguồn tiền gửi lãi suất "siêu rẻ" này để kiếm lời, khách hàng vẫn là người chịu thiệt thòi.
Lý giải cho điều này, TS. Nguyễn Trọng Tài, phó viện trưởng Viện nghiên cứu Khoa học Ngân hàng (Học viện Ngân hàng) cho rằng, về lý thuyết, rõ ràng quá thiệt thòi cho khách hàng sử dụng ATM. Với lượng tiền khổng lồ như vậy, không thể phủ nhận nhà băng thu được lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này lại hoàn toàn hợp lý. Ngân hàng đưa ra dịch vụ - tiện ích nhưng ở nước ta, khách hàng chưa thấy được tiện ích mà chỉ mới nghĩ đến lãi suất. TS. Nguyễn Trọng Tài phân tích, ở nước ta nếu khách hàng sử dụng tài khoản tiết kiệm truyền thống sẽ lấy được lãi suất cao hơn. Gửi theo dạng tài khoản có kỳ hạn bao giờ lãi suất cũng thấp hơn vì còn được hưởng thêm các dịch vụ tiện ích khác. Bên cạnh việc hưởng lãi, khách hàng còn được sở hữu một chiếc ví điện tử.
Tuy nhiên, TS. Tài cũng cho rằng, trong "thế giới" nhà băng tại ở Việt Nam luôn tồn tại một số bất cập liên quan đến hệ thống ATM. Trên thế giới, tài khoản ATM thường đi kèm rất nhiều dịch vụ tiện ích khác, còn ở nước ta, ngoài đảm nhiệm việc giữ và rút tiền, ATM gần như không có tác dụng nào khác. Nói đi cũng phải nói lại, do hạn chế về trình độ, kỹ thuật… nên ATM chưa làm tròn sứ mệnh của mình. Những hạn chế đó vô tình đẩy khách hàng từ thiệt thòi này đến bất lợi khác.
Dưới góc độ "người trong cuộc", lãnh đạo một ngân hàng thương mại lớn (đề nghị giấu tên) tiết lộ, số dư gần 70.000 tỷ đồng trong hệ thống ATM là chuyện bình thường. Với số lượng hàng chục triệu tài khoản ATM trên cả nước đang hoạt động, việc ngân hàng huy động được lượng tiền khổng lồ trên là lẽ đương nhiên. "Không thể phủ nhận, với lượng tiền này, ngân hàng có thể sử dụng để quay vòng vốn dùng cho các mục đích khác. Nói đúng hơn, ngân hàng đang "lợi dụng" tiền gửi qua thẻ ATM với lãi suất "siêu rẻ" để sinh lời. Tuy nhiên, thay vì việc để tiền ở nhà và chấp nhận chịu rủi ro, họ gửi tiền vào ATM để vừa tiện cho việc chi tiêu lại vừa có thể hưởng lãi", vị này nói.
Trao đổi với PV Người đưa tin, luật sư Trần Đình Triển, nguyên trưởng ban Pháp luật và Nghiệp vụ (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) bày tỏ quan điểm, lãi suất tiền gửi ATM và lãi suất tiết kiệm có sự chênh nhau là lẽ đương nhiên. Thoạt nghe có vẻ bất công bằng nhưng thực tế, đối tiền gửi có kỳ hạn khi đến hạn, khách hàng mới được rút, còn tiền gửi ATM thực chất đó là một tài khoản thanh toán. Bản thân người sở hữu có thể rút bất cứ lúc nào. "Được cái lợi này phải chấp nhận mất cái lợi kia. Ngân hàng phải đầu tư rất nhiều cho thẻ ATM, từ mua cây thẻ, nối mạng đến chi phí lắp đặt, bảo dưỡng… Do đó, lãi suất gửi ATM ít hơn lãi suất gửi tiết kiệm là đương nhiên. Họ cũng phải tìm cách khấu trừ được khoản lợi nhuận mới chịu đầu tư lắp đặt ATM chứ", luật sư Triển nói.
Từng nhiều năm công tác tại Ngân hàng Nhà nước, TS. Nguyễn Đại Lai, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ phát triển Ngân hàng khẳng định: "Tôi không bênh các ngân hàng nhưng công bằng mà nói, tiền gửi ATM là tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán do đó các ngân hàng chỉ tính toán mức lãi suất 2%/năm là việc có thể hiểu được. Khách hàng gửi tiền vào ATM và rút ra bất cứ lúc nào nên ngân hàng luôn ở trong thế bị động. Với nguồn tiền đó, nếu chủ tài khoản đột ngột rút với số lượng lớn cũng khiến ngân hàng khó mà xoay xở kịp".
"Ôm" tiền vẫn đòi "móc túi" khách hàng?
Dù dự trữ lượng tiền lớn trong hệ thống ATM nhưng phía nhà băng vẫn nằng nặc đòi thu và tăng phí giao dịch ATM với lý do nghiệp vụ này đang chịu lỗ. Chuyện rút tiền từ thẻ ATM xưa nay vẫn chẳng được nhiều người mặn mà vì vẫn còn không ít phiền toái. Đã vậy, khách hàng còn bị xoay như chong chóng khi nay nghe tin các ngân hàng chuẩn bị thu phí, mai lại có tin chưa có chủ trương thu, mốt nữa nghe đâu vẫn "âm thầm" trừ phí? Các chuyên gia cho rằng, việc thu phí qua dịch vụ thẻ ATM khiến khách hàng "thiệt đơn thiệt kép". Với giao dịch nội mạng, số tiền đó vẫn nằm trong hệ thống, tổng số dư của ngân hàng do đó cũng không đổi, ngân hàng đòi thu phí khác nào "móc túi" người dân.
Liên quan đến vấn đề này, luật sư Trần Đình Triển cho rằng, thanh toán qua thẻ ATM nhằm giảm bớt lượng tiền mặt lưu thông, đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro cho khách hàng. Giao dịch ngoại mạng phải chịu phí là lẽ đương nhiên, còn việc đưa phụ phí thanh toán nội mạng là bất hợp lý. Khách hàng gửi thẻ ATM đã chịu lãi suất 2% tức là họ đã tự nguyện "cắt" một khoản cho ngân hàng. Nhà băng cũng được hưởng lợi từ nguồn tiền hàng chục tỷ trong hệ thống ATM. Nếu phải chịu thua lỗ để đầu tư "nuôi" máy ATM, các ngân hàng nên áp dụng biện pháp hạ lãi suất để khấu trừ. Không nên dùng "hạ sách" trừ dần vào các lần rút tiền.
Luật sư Trần Đình Triển nói tiếp, dù số tiền không lớn nhưng sẽ khiến khách hàng không thoải mái về mặt tâm lý. Lúc khuyến khích làm thẻ thì tìm mọi cách thu hút, nay hút được tiền rồi lại đơn phương đưa ra các quy định vô lý là không thể chấp nhận được. Thiết nghĩ, Ngân hàng Nhà nước cần phải có những quy định cụ thể để nghiêm cấm việc làm trên. Bên cạnh đó, cần có chế định pháp lý bảo đảm an toàn cho người thanh toán thẻ. Bởi lâu nay mỗi khi xảy ra sự cố, các ngân hàng hầu như đều đổ lỗi cho khách hàng còn mình thì vô can.
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Trọng Tài khẳng định, việc nhà băng đi thu phí giao dịch nội mạng chắc chắn sẽ dẫn đến chuyện khách hàng quay lưng từ bỏ dịch vụ ATM. Điều này sẽ trái với quan điểm của Chính phủ về việc ưu tiên thanh toán qua thẻ. Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ phải có hỗ trợ để các ngân hàng mở các dịch vụ mới, hạn chế tối đa thiệt thòi cho khách hàng. Việc thu phí là tất yếu, tuy nhiên cần có những tính toán hợp lý. Trước đây, một người khi lấy lương phải đến trực tiếp phòng tài vụ để nhận tiền, giờ đây tiền lương đó được gửi trực tiếp vào thẻ nhưng khi đi rút tiền họ lại phải trả phí. Vậy thì khác gì bỏ mối lo cũ để gánh thêm phiền mới.
Theo quan điểm của nguyên phó vụ trưởng Vụ phát triển Ngân hàng (NHNN) - Nguyễn Đại Lai, các ngân hàng lớn đang có lợi nhuận cao có thể chia sẻ khoản lợi nhuận đó cho chi phí duy trì hoặc kết nối ngoại mạng với chủ thẻ. Không thể có việc đầu tư hàng nghìn cây ATM mà lại không mang lại khoản lợi nào. Ít nhất thì việc có một hệ thống ATM lớn mạnh cũng chứng minh cho đẳng cấp của ngân hàng. Do đó, các ngân hàng cần có cách tính phí giao dịch ATM hợp lý, không nên lạm thu.
Không nên "vin cớ" dẫn đến hệ quả làm sai lệch bản chấtdịch vụ lệch bản chất của dịch vụ ATM. ATM Cũng liên quan đến vấn đề thu phí ATM nội mạng, TS. Nguyễn Đại Lai, nguyên phó vụ trưởng vụ phát triển Ngân hàng cho rằng, các ngân hàng thương mại đang vin vào cớ thu phí rút tiền nội mạng để bù lỗ cho việc lắp đặt các máy ATM. Tuy nhiên, điều này sẽ đi ngược lại chủ trương của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ là khuyến khích mọi người thanh toán không dùng tiền mặt. Tình trạng này sẽ làm sai |
Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...