Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về đề nghị cho phép bay trình diễn khí cụ bay tầng bình lưu của Công ty CP nghiên cứu phát triển Đông Giang Việt Nam.
Theo đó, Bộ Quốc phòng xem xét, cấp phép bay thử nghiệm trình diễn khí cụ bay tầng bình lưu của Công ty trên theo quy định hiện hành.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các bộ: Quốc phòng, Công an, Khoa học – Công nghệ, Giao thông Vận tải và các tỉnh thành khu vực dự kiến bay tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu, phát triển bay trình diễn. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu tổ chức đánh giá kết quả bay, nghiên cứu khả năng ứng dụng tại Việt Nam để báo cáo chính phủ.
Trả lời PV, Thạc sỹ Phạm Gia Vinh, trưởng nhóm chế tạo ‘phi thuyền không gian’, Giám đốc Cty Đông Giang Việt Nam cho biết dự kiến nhóm sẽ tiến hành bay trình diễn tại Bình Dương sau khi được phép chính thức của Bộ Quốc phòng. Địa điểm bay phù hợp vẫn đang được gấp rút tìm kiếm.
Trước đó, vào ngày 15/3, tại thành phố Hyderabad (Ấn Độ), ‘phi thuyền không gian’, hay còn gọi là khí cụ bay tầng bình lưu không người lái đã được thử nghiệm thành công ở độ cao 29,5km. Sau gần 2 tiếng đồng hồ bay ở độ cao cận vũ trụ, phi thuyền mang theo 3 con chuột đã trở về trái đất an toàn trong niềm vui bất tận của nhóm nghiên cứu, chế tạo.
Ông Lim Seng, nhà sáng lập đồng thời là Giám đốc quản lý của tập đoàn InGenius – công ty hợp tác với nhóm Thạc sỹ Phạm Gia Vinh trong việc nghiên cứu, chế tạo, bay thử – cho biết 3 con chuột vẫn an toàn trở về sau chuyến đi qua cả giới hạn Armstrong (độ cao mà áp suất không khí cực thấp) bằng cách sử dụng kinh khí cầu tầng bình lưu.
Chuyến bay kéo dài 110 phút và đạt tới độ cao 29,5 km. Thí nghiệm này được xem như hoạt động kiểm tra trước khi nhóm nghiên cứu của Phạm Gia Vinh và ông Lim đưa con người bay vào không gian vào trong tới đây từ thị trấn Alice Springs, Australia.
Thiết bị bay này, theo Phạm Gia Vinh có thể sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực, từ phục vụ an ninhquốc phòng đến các mục đích dân sự, nghiên cứu khoa học.
Với tầm bay từ 30 đến 50 km, thiết bị này cho phép thực hiện các thí nghiệm y học, môi trường, nghiên cứu khí quyển cao của trái đất. Từ độ cao đó, thiết bị bay có thể gửi dữ liệu, ảnh đa phổ trực tiếp về hiện trường. Các nhà khoa học có thể tìm hiểu nguồn nước, độ phủ xanh của đất, quan sát được mầm bệnh của cây trồng.
Nguồn tin: Theo VTC
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...