Vì vậy, hãy tham khảo những “bí quyết” giúp bạn tìm thấy niềm vui trong công việc sau đây:
Có được niềm vui trong công việc phụ thuộc hoàn toàn vào bản thân
Niềm vui có được chủ yếu là nhờ vào chính bản thân bạn. Bạn có thể tự quyết định để có được niềm vui trong công việc. Nghe thật đơn giản phải không? Tuy nhiên, những điều hết sức đơn giản đôi khi lại khó thực hiện. Tôi cầu mong cho tất cả mọi người đều có được một Sếp tốt, nhưng biết đâu bạn không nằm trong số đó. Nếu vậy, bạn hãy suy nghĩ một cách tích cực về công việc của mình. Hãy đào sâu vào những khía cạnh mà bạn thấy thích trong công việc của mình. Tránh xa những người có cách nghĩ tiêu cực và thích ngồi lê đôi mách. Hãy kết bạn với những đồng nghiệp hợp với bạn và dành thời gian với họ. Những quyết định của bạn trong công việc nói lên sự từng trải của bạn và bạn hoàn toàn có thể cảm thấy hạnh phúc trong công việc.
Hãy làm một việc yêu thích mỗi ngày
Bạn có thể không yêu thích công việc hiện tại của mình và cho rằng khó có thể tìm ra điều gì đó trong công việc hiện tại để mà yêu thích. Nhưng hãy tin tôi đi, bạn có thể mà. Bạn hãy tự khám phá bản thân, những kỹ năng và sở thích của bạn, và tìm ra được một công việc nào đó mà bạn cảm thấy thích được làm việc mỗi ngày. Nếu được làm những điều mà mình yêu thích mỗi ngày, thì công việc hiện tại của bạn sẽ không còn buồn tẻ nữa. Điều đó cũng có nghĩa là công việc của bạn đang tiến triển tốt hoặc cũng có thể đã đến lúc bạn phải ra quyết định từ bỏ công việc này.
Chịu trách nhiệm về sự nghiệp và sự phát triển của bản thân
Cách đây không lâu, một nhân viên trẻ than phiền rằng cô ấy muốn đổi chỗ làm việc bởi vì Sếp của cô ấy không giúp được gì cho cô ấy trên con đường thăng tiến sự nghiệp. Tôi hỏi: vậy theo cô, ai là người phải quan tâm nhất đến sự phát triển của cô ấy? và câu trả lời tất nhiên là chính bản thân cô ấy.
Khi sự nghiệp của bản thân thăng tiến, bạn chính là người được hưởng lợi nhiều nhất. Vậy thì chính bạn phải có trách nhiệm phát triển sự nghiệp của mình; yêu cầu Sếp cho phép mình được đảm nhiệm những công việc cụ thể, có ý nghĩa, nhưng phải điều hòa được giữa kế hoạch và mục tiêu phát triển cá nhân. Bạn sẽ là người có lợi nhất nếu phát triển được và cũng sẽ là người chịu mất mát nhiều nhất nếu dậm chân tại chỗ.
Có trách nhiệm phải biết những gì đang diễn ra trong công ty
Người ta thường phàn nàn rằng họ không nhận được thông tin, báo cáo đầy đủ kịp thời về những gì đang xảy ra với công ty họ, các dự án trong bộ phận họ, hoặc về đồng nghiệp của họ. Họ thường bị động chờ Sếp “rót” thông tin cho mình và như vậy làm sao họ có thể am hiểu được công việc khi các Sếp còn phải bận với công việc của chính họ và sếp cũng không biết được những gì bạn cần để mà bổ sung thông tin cho bạn.
Vì vậy, bạn hãy tự tìm kiếm thông tin để có thể làm việc hiệu quả nhất. Phát triển một mạng lưới thu thập thông tin và sử dụng nó. Nhất thiết yêu cầu được gặp Sếp hàng tuần và nêu những vấn đề cần tìm hiểu bởi bạn có trách nhiệm đối với những nội dung thông tin đó .
Yêu cầu thông tin phản hồi thường xuyên
Đã bao giờ bạn tuyên bố kiểu như: Sếp của tôi chẳng bao giờ có ý kiến phản hồi, làm sao tôi có thể biết được mình làm việc ra sao v.v. Rõ ràng là bạn luôn muốn được biết chính xác về kết quả làm việc của mình. Đặc biệt, nếu bạn tin chắc mình đạt được thành tích trong công việc, thì bạn muốn lập tức được nghe Sếp khen ngợi. Còn nếu bạn gặp trục trặc trong công việc, bạn phải nghĩ cách cải tiến và mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành. Sau đó, bạn mới xin ý kiến nhận xét từ phía Sếp của bạn. Nói cho ông ấy biết bạn thực sự muốn được nghe đánh giá của ông ấy về công việc của bạn. (Cũng nên nói điều đó với khách hàng của bạn, nếu bạn phục vụ họ tốt, điều đó sẽ được khẳng định trong ý kiến phản hồi của họ).
Bạn là người quyết định cho sự phát triển của mình. Những gì bạn đạt được đều mang lại lợi ích bất ngờ cho bạn.
Chỉ cam kết khi bạn có thể giữ lời
Đó là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất, bởi sức ép công việc và mức độ rủi ro của công việc có thể phá vỡ các cam kết. Nhiều nhân viên tốn thời gian để giải thích lý do khiến các cam kết không thực hiện được và chỉ lo ngại về hậu quả khi không thực hiện được cam kết, thay vì phải cố gắng thực hiện những điều khoản đã hứa.
Bạn cần có phương pháp tổ chức và lập kế hoạch để có thể đánh giá được khả năng hoàn thành cam kết. Đừng có xung phong nhận làm nếu bạn không có thời gian. Nếu như gánh nặng công việc vượt quá khả năng và thời gian cho phép, bạn hãy nhanh chóng yêu cầu Sếp của bạn giúp đỡ. Đừng để xa lầy vào những lời cam kết, hứa hẹn.
Tránh xa những yếu tố tiêu cực
Muốn có được niềm vui trong công việc nghĩa là phải tránh được càng nhiều càng tốt những cuộc chuyện trò tiêu cực, ngồi lê đôi mách và tránh những người bất mãn với công việc. Bởi vì dù bạn bạn có là người tích cực thế nào đi chăng nữa thì ít nhiều gì những người tiêu cực vẫn sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của bạn.
Biết bảo vệ quan điểm một cách chuyên nghiệp
Như hầu hết mọi người, bạn không thích xung đột. Lý do rất đơn giản là vì bạn chưa từng được dạy cách trải qua một cuộc xung đột theo đúng nghĩa của nó, do đó có thể bạn nghĩ “xung đột” là một điều gì đó thật đáng sợ, có hại và gây tổn thương.
Xung đột có thể là như thế thật, nhưng nếu biết cách giải quyết nó, thì xung đột lại có thể giúp bạn hoàn thành tốt công việc được giao và đạt được ước mơ của bạn. Những người vui vẻ hạnh phúc thường đạt được mục tiêu trong công việc. Hãy để cho lòng can đảm của bạn (dù là chút ít thôi) giúp bạn đạt được mục tiêu và ước mơ của bạn.
Kết bạn
Trong cuốn sách có tính bước ngoặt của mình “Việc đầu tiên là phá vỡ tất cả những quy tắc: Những giám đốc vĩ đại nhất thế giới đã làm gì để tạo nên sự khác biệt?”, tác giả Marcus Buckingham và Curt Coffman đã đưa ra một danh sách gồm 12 câu hỏi quan trọng. Nếu những nhân viên trả lời bằng câu khẳng định, thì chắc chắn họ là những người vui vẻ và tận tụy trong công việc.
Một trong số các câu hỏi đó là: bạn có một người bạn thân trong công ty không? Bởi tình cảm quý mến bạn đồng nghiệp là dấu hiệu tích cực và cho thấy bạn vui vẻ hạnh phúc trong công việc. Hãy dành thời gian để hiểu thêm về đồng nghiệp. Bạn phải thực sự hứng thú và yêu mến họ. Những đồng nghiệp của bạn sẽ ủng hộ và là chỗ dựa cho bạn, chia sẻ và quan tâm tới bạn.
Nếu tất cả đều thất bại, hãy tìm công việc khác!
Nếu tất cả những ý tưởng trên đều không khiến bạn tìm được niềm vui trong công việc, thì đây chính là lúc để đánh giá lại Sếp của bạn, công việc của bạn, hoặc toàn bộ sự nghiệp của bạn. Bạn không thể dùng cả đời mình để làm công việc mà bạn ghét và trong một môi trường làm việc thiếu thân thiện.
Phần lớn môi trường làm việc thường không thể thay đổi gì đáng kể, nhưng những nhân viên không hài lòng với công việc thì có xu hướng trở nên ngày càng bất bình hơn.
Bạn chỉ có thể bí mật mỉm cười khi đang tìm kiếm công việc mới trong thời gian rảnh rỗi ngoài giờ làm việc, nhưng bạn có thể cười lớn khi bạn có thể hoàn toàn thôi việc ở nơi làm hiện tại.
Tác giả bài viết: ST
Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...