Những vườn sưa tiền tỉ

Thứ hai - 14/05/2012 05:30

Minh Hoạ

Minh Hoạ
Giá gỗ sưa cực đắt, đắt như vàng, đã làm bọn lâm tặc bất chấp pháp luật đua nhau vào rừng tìm “vàng sưa”. Cũng có nhiều người âm thầm trồng sưa và họ đang có trong tay những vườn sưa tiền tỉ.
Cách đây không lâu lắm, gỗ sưa (huỳnh đàn) được người dân dùng để đóng đồ mộc dân dụng như bàn ghế, giường, tủ, đồ thờ… Bỗng nhiên có tin gỗ sưa đắt như vàng và người ta bắt đầu lùng mua bằng mọi giá. Vậy là bao nhiêu đồ mộc dùng trong nhà dân bị thương lái thu gom. Bọn lâm tặc đổ xô vào rừng săn cây sưa.
 
Ba cây sưa cổ thụ ở rừng Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Bố Trạch - Quảng Bình) bị bọn lâm tặc đốn trộm có giá hàng trăm tỉ đồng, lại một lần nữa gây cơn sốt sưa “cấp tính”, sốt trên toàn quốc, đặc biệt người dân Bố Trạch - ùn ùn kéo vào rừng “mót” sưa. Trong khi các nhà nghiên cứu lâm sinh Việt Nam vẫn chưa thể lý giải được vì sao giá gỗ sưa đắt như vậy, đã có nhiều người “nhìn xa trông rộng” quyết tâm đầu tư trồng cây sưa. Công ty TNHH một thành viên Cao su Lộc Ninh còn “đi tắt đón đầu” trồng đến 20 ha rừng sưa. Cuối năm 2011, Trung tâm Quản lý khai thác các công trình công cộng huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã đưa vào trồng thử nghiệm 15.000 cây sưa. 
 
Vườn sưa 800 cây
 
Là nhân vật chính trong phóng sự Người giữ rừng cuối cùng của Suối Nhung năm 2001 của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bình Phước, đến tháng 10/2002, ông Trần Đức Tiến (SN 1950, ngụ huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) bị ban giám đốc cũ của Ban Quản lý rừng kinh tế Suối Nhung đơn phương thanh lý hợp đồng giữ 1.000 ha rừng nhưng không trả tiền công trong nhiều năm.
 

Ông Trần Đức Tiến và vườn sưa 6 năm tuổi của mình. Ảnh: TÂN TIẾN
 
Trong quá trình “giữ rừng”, ông Tiến biết được giá trị cực quý của cây gỗ sưa nên vào năm 2006, ông đã lặn lội ra tận xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc để tìm mua cây sưa giống. Theo tài liệu do đơn vị bán giống sưa cung cấp, gỗ sưa dùng làm đồ trang trí nội thất với giá lên tới hàng tỉ đồng một bộ bàn ghế. Rễ, cành, nhánh cây sưa dùng để chưng cất dầu dùng trong y học, bột cây sưa dùng để ướp xác người và động vật để không bị phân hủy.
 
Nơi tiêu thụ mạnh loại gỗ này là các quốc gia như Trung Quốc, Mỹ, các nước Ả Rập… Tuy chưa có bất cứ kết luận nào của các nhà khoa học Việt Nam về công dụng “thần bí” của gỗ sưa, nhưng theo tài liệu của đơn vị bán cây sưa giống khẳng định gỗ sưa có giá trị kinh tế cao, mỗi kg sưa trên thị trường có giá ít nhất 1 triệu đồng đến vài chục triệu đồng, nên ông Tiến quyết định mua 2.000 cây sưa giống với giá 12.000 đồng/cây, rồi thuê xe chở vào Bình Phước trồng tại vườn nhà.
 
Trái và hạt sưa.
 
Đưa chúng tôi ra thăm vườn sưa được trồng dưới tán điều, ông Tiến cho biết hiện trong vườn nhà ông chỉ còn 800 cây (số còn lại ông chia cho anh em, người thân trồng). Mỗi cây sưa hiện tại của ông Tiến có đường kính từ 12 cm - 15 cm. Theo ông Tiến, để cây phát triển nhanh, phải trồng thưa, mỗi năm đường kính cây tăng trưởng từ 1 cm - 2 cm. Đưa tay chỉ những cây sưa chảy nhựa đen bám đầy thân, ông Tiến cho biết: Những cây sưa của tôi đã bắt đầu có lõi, nhưng để thu hoạch phải chờ thêm khoảng 6 - 10 năm nữa, khi cây có đường kính trên 20 cm, lúc đó chỉ cần mỗi cây bán khoảng 40 triệu đồng thì tôi cũng có trong tay trên 30 tỉ đồng”.
 
Để dẫn chứng về giá trị kinh tế của cây sưa, ông Tiến cho biết nhà bà con của ông ở thôn Mai Khê (xã Trung Kiên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) có một cây sưa đường kính khoảng 25 cm – 30 cm. Khi ông Tiến tìm đến hái trái lấy hạt về làm giống thì thấy thương lái đến trả giá 970 triệu đồng cho cây sưa này nhưng chủ nhà đòi đúng 1 tỉ đồng và thương lái mua ngay lập tức. Dù 800 cây sưa của ông Tiến chưa đến tuổi khai thác nhưng mới đây có người đã tìm đế hỏi mua nhưng ông Tiến không bán.
 
Theo ông Nguyễn Văn Bắc, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Bù Đốp (Bình Phước), cây sưa thuộc loại gỗ quý. Dù giá gỗ sưa sốt hay không sốt thì người trồng loại cây này không lo ế, vì nó luôn luôn được bán rất chạy cho những người làm đồ mộc. Tại Bình Phước, nhiều năm qua, người dân ở các huyện như Bù Đăng, Đồng Phú, Bù Đốp, Lộc Ninh và thị xã Phước Long…, đã trồng cây sưa đại trà để lấy gỗ. Nếu giá sưa như hiện nay thì khoảng 5 năm nữa nhiều người dân ở tỉnh Bình Phước trở thành tỉ phú.
 
Cây sưa rất dễ trồng
 
Ông Vũ Đức Thắng, một nông dân ở xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, đang sở hữu hàng trăm cây lát hoa và sưa - hai loài cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao. Trong khu vườn gần 0,8 ha của ông Thắng, hiện có khoảng 700 cây lát hoa và hàng chục cây sưa đã 8 năm tuổi. Hiện nay 700 cây lát hoa có đường kính gốc trung bình khoảng 35 cm, cao khoảng 5m. Trong khi cây sưa phát triển chậm hơn nên có đường kính gốc trung bình 25 cm, cao khoảng 4 m. Như vậy chỉ vài năm nữa thôi vườn cây của ông Thắng có giá trị hàng chục tỉ đồng.
 
Để có vốn đầu tư, chăm sóc loại cây dài ngày, ông Thắng trồng rất nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng lớp. Lớp trên cùng - lớp có giá trị kinh tế cao nhất- hai loại cây lấy gỗ quý là lát hoa và sưa, rồi đến chuối, cà phê và tầng dưới cùng dùng trồng các loại rau, nuôi heo, gà, vịt... Chỉ tính riêng hơn 600 gốc chuối laba (một loại chuối đặc sản của Lâm Đồng), vườn ông Thắng mỗi năm cho thu nhập gần 200 triệu đồng.
 
Kinh nghiệm trồng cây sưa của ông Thắng giống như lời khuyên của ông Nguyễn Văn Bắc. Ông Bắc cũng khuyên người dân có thể trồng cây sưa xen vào vườn điều hoặc vườn cà phê để tạo bóng che nắng cho các loại cây này và cũng có thể trồng theo hàng để chắn gió. Nếu nhà nào không có đất rẫy thì có thể mua vài chục đến vài trăm cây trồng theo bờ ranh cách 2 m/cây để tạo bóng mát. Như vậy không những không ảnh hưởng đến các loại cây khác mà cây sưa còn tạo chất dinh dưỡng cho đất vì nó thuộc họ đậu, rất thân thiện với môi trường.
 
Ông Nguyễn Văn Cúc, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Phước, cho biết cây sưa hợp với mọi loại đất, nếu trồng trên đất đỏ cây sinh trưởng nhanh hơn.
 
Cách trồng cây sưa
 
Hiện giống cây sưa có bán tại Đăk Lăk Liên Hệ: 0963135659, có 2 giá: bầu nhỏ 8.000 đồng/cây, bầu lớn 10.000 đồng/cây. Sau khi trồng từ 6-7 năm thì cây ra hoa, kết trái. Quả cây sưa hình dẹp, về già có màu vàng nhạt, mỗi quả có từ 3 - 4 hạt trông giống như quả đậu ván, có màu vàng nhạt.
 
Hạt sưa màu nâu, dẹp, hình thù như quả thận người. Người trồng có thể lấy hạt sưa ươm thành cây giống. Vì vậy, cây sưa không bao giờ bị mất đi. Cách ươm cây sưa giống: Ngâm nước, hòa với thuốc Atonik (thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng) khoảng một ngày đêm, vớt ra ủ cho lên mầm rồi bỏ vào bầu đất.
  
Cây giống cao khoảng 15 cm - 20 cm thì trồng được. Khi cây sưa cao khoảng 1,5 m, người trồng nên chặt bỏ cành để thân cây vươn thẳng lên, cho gỗ tròn đều. Để cây đứng thẳng phải dùng tre chống cho cây, đến khi cây tự đứng được. Khi cây cao khoảng 3 m - 4 m, tán lá xòe ra, toàn thân cây có đường kính từ dưới gốc lên đến ngọn bằng nhau.
 
Theo ông Nguyễn Văn Bắc, quy cách của ngành lâm nghiệp khuyến cáo nên trồng cây sưa theo khoảng cách 3 m x 3 m/cây. Thực tế cho thấy với khoảng cách này cây phát triển không nhanh bằng trồng theo khoảng cách 4 m x 5 m. Sau khi trồng được 3-5 năm, cây sưa chảy nhựa báo hiệu bắt đầu có lõi. Sưa được 6-7 năm sẽ kết trái, ra hoa và ra trái, cho hạt. Trồng từ 10 -15 năm có thể thu hoạch nhưng cây sưa càng nhiều năm tuổi có giá càng cao.
 
 
Người lao động

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Cung cấp giống Tiêu Srilanka Ceylon Khoo

Cung cấp giống Tiêu Srilanka - Chuẩn giống Ceylon Khoo     Tiêu Srilanka - Chuẩn giống Ceylon Khoo chuỗi dài, sức đề kháng mạnh, bộ rễ khỏe, năng suất cao  

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây