Thử nghiệm thành công giải pháp “trẻ hóa” cây bưởi, kỹ sư Long đã nhân rộng hình thức này cho 3.600 hộ trồng 1.500ha bưởi Năm Roi, mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều nhà vườn. Để thực hiện “trẻ hóa” cây bưởi, người dân cắt bỏ những cành trên ngọn và những cành già theo từng giai đoạn. Trong năm thứ nhất, tiến hành cắt 30% cành trên cây, loại bỏ những cành già và cành nằm trong tán cây cho đến khi ánh nắng Mặt Trời chiếu rọi được hết tán cây. Năm thứ hai tiếp tục cắt 30% số cành già không có quả nhằm hạ độ cao của cây và giúp cây cung cấp chất dinh dưỡng cho những cành khỏe. Năm thứ ba tiếp tục cắt cành già để hạ độ cao và cắt tròn tán lá của những nhánh xòe ra. Sau khi cắt cành, cây bưởi sẽ mọc nhiều chồi non, cần giữ lại những chồi to khỏe, hướng theo chiều ngang để làm cành. Xử lý ra hoa tại vị trí mong muốn bằng cách cắt ngang những nhánh mọc từ giữa thân, sau 1-2 tuần nhánh đó bị ức chế và ra hoa. Cần chọn vị trí cắt cành phù hợp để quả được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, phát triển đều, to đẹp, nằm ở độ cao vừa phải để người trồng dễ chăm sóc, có được quả bưởi chất lượng, đáp nhu cầu xuất khẩu qua thị trường châu Âu. Kỹ sư Ngô Minh Long cho biết thực hiện đúng quy trình “trẻ hóa” thì sau ba năm, vườn bưởi Năm Roi 10-30 năm tuổi sẽ phát triển trở lại như bưởi 4-6 năm tuổi, chiều cao giảm từ 10m xuống còn 3-4m, tán dày và đẹp, cây chắc khỏe, năng suất tăng gấp đôi. Giải pháp này góp phần giảm chi phí chặt bỏ vườn bưởi già để trồng bưởi hoặc cam mới, đồng thời giữ lại được diện tích trồng bưởi đáp ứng đủ số lượng bưởi Năm Roi xuất khẩu đi các nước. Đây là giải pháp mới, lần đầu tiên được áp dụng trên cây bưởi Năm Roi tại tỉnh Hậu Giang, bước đầu đã đạt được hiệu quả. Đánh giá về giải pháp “trẻ hóa” cây bưởi Năm Roi, ông Trần Thành Lập - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang cho rằng, việc này đã đem lại hiệu quả thiết thực cho người trồng bưởi Hậu Giang. Tỉnh khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để những người có tâm huyết với công việc như kỹ sư Long có nhiều giải pháp, sáng kiến giúp người dân đạt hiệu quả cao trong sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, góp phần phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. |
Theo Vietnam+ |
Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...