Người trồng tiêu đang gặp nguy

Chủ nhật - 30/12/2012 08:03

Ảnh Minh Phát

Ảnh Minh Phát
Để dẫn chứng cho thực trạng canh tác quá kém, ông Nguyễn Văn Hòa – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt đưa ra con số diện tích cây hồ tiêu bị sâu bệnh tại Tây Nguyên và một số tỉnh đồng bằng đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của ngành hồ tiêu VN.

Cụ thể, tuyến trùng rễ đang hại hàng 1.000ha tiêu, tỷ lệ hại 8 – 40% (Gia Lai, Đăk Nông); đốm đen hại lá rất nhiều ha, tỷ lệ bệnh 9 – 45% (Gia Lai); bệnh vàng lá, thối rễ 418 ha, tỷ lệ bệnh 6,7 – 25%. Hiện tượng cây hồ tiêu bị chết do nhiễm bệnh và tuyến trùng gây hại với một diện tích rất lớn tại Đak Lak, Dak Nông, Đồng Nai…“Chính việc trồng hồ tiêu áp dụng các biện pháp canh tác không hợp lý, thiếu kỹ thuật, giống nghèo nàn, ít được chọn lọc và thoái hóa đã dẫn đến sự xuất hiện thường xuyên của nhiều loại sâu bệnh” – ông Hòa khẳng định.

Ông Lê Quốc Cường – Cục BVTV cho biết, hiện đã xác nhận được 8 loại bệnh gây hại, trong đó rệp sáp đang gây hại lớn tại nhiều vùng, nhiều vườn tiêu tỷ lệ bị hại lên tới 90%. Đại diện Sở NN-PTNT Bình Phước còn khẳng định, dịch bệnh đang đe doạ trên 10.000ha hồ tiêu tại Bình Phước, trong đó nhiều vùng đã “trắng” cây hồ tiêu (đốn bỏ 100%).Ông Đỗ Hướng Dương – PCT Hiệp hội Hồ tiêu VN (VPA) nói thẳng, VN đang quá lạm dụng phân hóa học, thuốc hóa học dẫn đến ô nhiễm môi trường, cây tiêu nhiễm bệnh chết hàng loạt.


Tiêu chết hàng loạt

Để SX và tiêu thụ hồ tiêu bền vững cần làm gì? Theo GS Nguyễn Thơ, gốc của vấn đề chính là nguồn đất đang bị phá hoại bởi phân hóa học, thuốc trừ sâu. “Vì thế, thực hiện IPM trong đất chính là giải pháp bền vững hàng đầu” – GS Thơ nói.

 

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng kết luận: Việc cần làm cấp bách nhất hiện nay là lượng cung toàn cầu không tăng nên cần giảm từ 50.000 ha xuống còn 40.000 ha hồ tiêu, sản lượng khoảng 120.000 tấn là đủ. Các tỉnh cần rà soát lại ngay diện tích tiêu và loại bỏ những diện tích thoái hóa, năng suất, chất lượng kém, đưa năng suất bình quân lên 3 tấn/ha. Ngoài ra, tăng cường tuyên truyền 3 biện pháp cơ bản: dùng nhiều phân hữu cơ và vi sinh, thoát nước hiệu quả và giữ thảm thực vật che phủ tốt.

Trong khi đó ông Nguyễn Văn Hòa hiến kế. “Nhà nước cần tăng cường ngân sách cho các Viện, Trường tuyển chọn giống hồ tiêu tốt như giống Lada Belangtoeng, giống Pannijur-1 và giống tiêu Vĩnh Linh. Đồng thời hướng cho nông dân SX theo GAP, áp dụng IPM vào phòng trừ dịch hại, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh”.

Liên quan đến thông tin ngay tại vùng tiêu Bình Phước mỗi năm thu hoạch từ 26.000 – 29.000 tấn nhưng cả tỉnh chưa có một NM chế biến nào, lực lượng thu mua thì nhỏ lẻ, manh mún, chụp dật, không đảm bảo VSATTP, ông Hòa đề xuất ưu tiên xây dựng vùng nguyên liệu kết hợp với khuyến khích phát triển các cơ sở chế biến tạo ra sản phẩm chất lượng cao, khối lượng lớn. Về vấn đề đầu tư, theo ông Trần Đức Tụng – Hiệp hội Hồ tiêu VN, cây hồ tiêu mang lại công ăn việc làm cho hàng vạn nông dân, thu về hàng trăm triệu USD XK nên cần được Nhà nước quan tâm đúng mức.

Riêng “kiện tướng” hồ tiêu Nguyễn Văn Quéo (thị trấn Chư Sê – Gia Lai, đạt năng suất tới 10 tấn/ha) khẳng định, có hai vấn đề “xương máu” ông rút ra được: thứ nhất là còn bệnh rệp trắng thì cây tiêu còn chết; và thứ hai, xin đừng lợi dụng hội thảo hồ tiêu để quảng bá phân hóa học cho các DN, vì đơn giản cây tiêu càng đổ nhiều phân hóa học lại càng chóng chết mà thôi.
Theo NNVN

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIỚI THIỆU Đắk Lắk

Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây