Cây nắp ấm Thorel được tìm thấy tại Lò Gò - Xa Mát. Ảnh tư liệu của Alastair Robinson |
Kể từ sau khi nhà thực vật học người Pháp Clovis Thorel phát hiện lần đầu tiên loài cây này ở xã Thị Tĩnh, huyện Lò Thiêu, tỉnh Bình Dương vào khoảng từ 1861-1869, đến gần đây chưa có một ghi nhận chính thức nào chứng minh loài nắp ấm Thorel còn tồn tại ngoài tự nhiên.
Tuy nhiên, giữa năm 2011, các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới trong một chuyến khảo sát ở vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát đã tình cờ chụp được hình ảnh một loài cây giống cây nắp ấm Thorel. Dựa trên bức ảnh này, đến tháng 8.2011, nhóm nghiên cứu Viện Sinh học nhiệt đới, Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát cùng các nhà nghiên cứu Pháp, Anh đã tiến hành khảo sát kỹ và tìm được loài này ngoài tự nhiên ở khu vực Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát. Các nhà khoa học đã xác nhận đây chính là loài cây nắp ấm đã biến mất từ hơn 100 năm trước.
Trước sự kiện “phát hiện” cây nắp ấm Thorel từng “vắng bóng” hơn 100 năm qua ở VN gây nhiều tranh luận trái chiều, trao đổi với báo chí, TS Dương Đức Huyến, Trưởng phòng thực vật thuộc Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật (Viện Khoa học - công nghệ Việt Nam) cho biết: “Việc một, hai chuyên gia gặp may khi đến đúng chỗ một loài thực vật đang mọc nhưng lại chưa đi khảo sát ở rất nhiều nơi khác, hay nói rộng ra là trên cả nước, để rồi nói rằng cây nắp ấm Thorel “xuất hiện lại” là chưa có cơ sở khoa học thuyết phục. Chỉ có thể nói là gặp lại cây nắp ấm Thorel”.
Theo van hoa
Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...